DA LUẬT ĐẠI THẠCH
Da Luật
Đại Thạch 耶律大石 (năm
1094 – năm 1143), tộc Khất Đan 契丹 (1), tự Trọng
Đức 重德, cháu đời thứ 8 của Liêu Thái Tổ 辽太祖, đậu Tiến sĩ vào niên hiệu Thiên Khánh 天庆 đời Thiên Tộ Đế 天祚帝.
Ông giỏi chữ Khất Đan và chữ Hán, nhậm chức Hàn lâm Thừa chỉ 翰林承旨, xưng “Đại Thạch Lâm nha” 大石林牙. Triều Liêu diệt vong, ông mộ tập quân binh các bộ lạc hơn vạn người
đi về phía tây, tự lập làm đế, lấy niên hiệu là Diên Khánh 延庆, kiến đô tại Bát Thích Sa Cổn 八剌沙衮 (2) ở phía nam sông Sở 楚 (3) khu vực Trung Á, hiệu là Hổ Tư Oát Nhĩ Đoá 虎思斡耳朵, sử xưng là Tây Liêu. Ông tại vị 13 năm, miếu hiệu là
Đức Tông 德宗.
Trong Toàn Liêu văn 全辽文 quyển 3 thu thập
6 bài văn của ông. Sự tích của ông được thấy trong Liêu sử 辽史quyển 30 “Thiên
Tộ hoàng đế bản kỉ” 天祚皇帝本纪.
(Tra Hồng Đức 查洪德)
Chú của người
dịch
1- Khất Đan 契丹
- Trong Hán Việt
tự điển của Thiều Chửu, chữ 契 có các âm đọc
như sau:
“khế” “khiết” “tiết” “khất” với nghĩa khác nhau. Riêng
âm “khất” ghi rằng:
Khất
Đan 契丹tên một nước
nhỏ ngày xưa, thuộc tỉnh Trực Lệ bây giờ. Sau đổi là nước Liêu (trang 124).
- Trong
Khang Hi tự điển 康熙字典 trang 187
cũng các âm như trên. Riêng với âm “khất” ghi rằng:
Tập vận 集韻phiên thiết là KHI CẬT 欺訖 (khất).
Khất Đan, quốc hiệu. Tống vi nam triều, Khất
Đan vi bắc triều, hậu cải hiệu Liêu.
契丹,
國號. 宋為南朝, 契丹為北朝, 後改號遼
(Khất
Đan là tên nước. Tống là nam triều, Khất Đan là bắc triều, sau đổi gọi là Liêu)
Như vậy
tên tộc người, tên nước đọc là “Khất Đan”.
2- Bát Thích Sa
Cổn 八剌沙衮 (Balasagun): Bên cạnh sông Sở 楚,
bên ngoài phía đông nam Thác Khắc Mã Khắc 托克马克 (Tokamak) của Cát Nhĩ Cát Tư Thản 吉尔吉斯坦 (Kyrgystan) 12 km thuộc khu vực Trung Á.
3- Sông Sở:
Tức Sở hà 楚河, con sông nổi tiếng giữa Cát Nhĩ Cát Tư Thản 吉尔吉斯坦 (Kyrgystan) và Cáp Tát Khắc Tư Thản 哈萨克斯坦 (
https://baike.baidu.com/item/%E5%85%AB%E5%89%8C%E6%B2%99%E8%A1%AE/1627773
https://zh.wikipedia.org/wiki/%E6%A5%9A%E6%B2%B3_(%E4%B8%AD%E4%BA%9E)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 06/01/2022
Nguồn
TRUNG QUỐC VĂN HỌC GIA ĐẠI TỪ ĐIỂN
LIÊU, KIM, NGUYÊN QUYỂN
中国文学家大辞典
辽, 金, 元卷
Chủ biên: Đặng Thiệu Cơ 邓绍基,
Dương Liêm 杨镰
Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, 2006.