NHỊ THẾ DOANH HỒ HỢI
(tiếp theo)
Hoàng vị
mà Hồ Hợi 胡亥có được là không chính đáng, bản thân Hồ Hợi cũng thiếu
tự tin, nhân đó mà việc đầu tiên là muốn trừ khử những người khác ý với mình, mới
có thể ngồi vững ngôi hoàng vị. Triệu Cao 赵高đã
trở thành sủng thần bèn xúi Hồ Hợi áp dụng chính sách sắt máu. Sự thống trị của
Hồ Hợi so với Tần Thuỷ Hoàng càng tàn bạo hơn, cảnh tàn sát đẫm máu nhanh chóng
được triển khai.
Đầu
tiên Hồ Hợi giết hai anh em Mông Điềm 蒙恬, Mông Nghị 蒙毅, nhà họ Mông 蒙 tướng tài nối đời
xuất hiện, lập công lao hãn mã cho sự thống trị của vương triều Tần. Hồ Hợi quyết
định đem họ ra khai đao. Sau đó lại lấy đó làm cái cớ, bảo Triệu Cao thừa hành
án đó, dẫn đến vô số người bị liên luỵ. Triệu Cao cũng nhân cơ hội cài cắm thân
tín, bắt đầu gầy dựng thế lực của mình. Còn Hồ Hợi ngu xuẩn cho rằng thân tín của
Triệu Cao cũng là thân tín của mình, bi thảm nhất chính là anh chị em của Hồ Hợi.
Trong đó 12 anh em bị chém đầu, 6 anh em và 10 chị em bị nghiền đến chết, số
còn lại cũng bị bức tử. Công tử Cao 高 nhìn thấy biết trốn
không thoát, tự mình đề xuất được tuẫn táng theo phụ hoàng dưới chân Li sơn 骊山, Hồ Hợi đáp ứng, thế là được coi như là giữ thể diện
cho người chết.
Đại thần
trong triều, con trai con gái trong hoàng thất bị giết rất nhiều. Dưới sự xúi
giục của Triệu Cao, Hồ Hợi lại giết một số quan lại địa phương. Cuối cùng ngay
cả Lí Tư 李斯 giúp
giữ ngôi hoàng vị cũng không được miễn. Lí Tư cáo phát Triệu Cao có dã tâm, lại
bị Triệu Cao trở ngược cắn cho một miếng. Hồ Hợi hôn ám vô năng, chỉ nghe theo
Triệu Cao. Cuối cùng Triệu Cao bịa đặt tội danh của Lí Tư, Lí Tư bị tra tấn phải
nhận bừa. Năm thứ 2 Hồ Hợi đăng cơ, Lí Tư bị xử hình phạt chém ngang lưng, cuối
cùng bị băm làm tương, cả gia tộc đều bị chém.
Sau khi
dùng khốc hình cực đoan giết sạch những người trước mắt gây chướng ngại, Hồ Hợi
gối cao ngủ yên. Ông ta vốn thích hưởng lạc, hiện cũng giống như phụ thân, đặt
sưu cao thuế nặng, trưng phát dân phu, xây dựng cung thất. Dân lực nhanh chóng
bị khô kiệt, vương triều Tần từng cường thịnh cuối cùng đi đến bước đường mà
không ai có thể nghĩ đến.
Thế là
dân oán ngày càng nhiều, cuối cùng nổ ra cuộc đấu tranh vũ trang. Tháng 7 năm Tần
Nhị Thế nguyên niên (năm 209 trước công nguyên), nhóm lính thú bị trưng phát đến
Ngư Dương 渔阳 phía
bắc, nhân vì mưa lớn đã chậm trễ thời gian. Theo pháp luật sau khi Tần Nhị Thế
sửa đổi, trễ thời hạn là bị tội chết, Đi đến bước đường cùng, đứng đầu nhóm
lính thú là Trần Thắng 陈胜, Ngô Quảng 吴广 đã mạnh
mẽ dựng ngọn cờ phản Tần. Chẳng bao lâu, các nơi đều nổ ra khởi nghĩa, chư hầu
cũ của sáu nước cũng khôi phục quốc hiệu, đều tự xưng vương, lũ lượt phản Tần.
Lúc bấy giờ Tần Nhị Thế chỉ biết hưởng lạc, cho rằng chỉ là mấy vụ trộm cướp mà
thôi, nên căn bản không để tâm. Quan viên cấp dưới sợ bay đầu nên cũng không ai
dám nói sự thật.
Triệu
Cao đầy dã tâm phò Hồ Hợi lên ngôi, đương nhiên sẽ khống chế Hồ Hợi, để tự mình
nắm quyền. Hồ Hợi làm nhiều chuyện xấu đều có liên quan đến sự xúi giục của Triệu
Cao. Y gạt Hồ Hợi, nói rằng hoàng đế là phải hưởng thụ, những việc đáng lo để y
lo. Hồ Hợi tin thật, đem quốc sự giao cho y, còn mình ở lì trong cung hưởng lạc.
Như vậy Triệu Cao trên thực tế trở thành tay độc tài.
Năm thứ
3 Hồ Hợi làm hoàng đế, Triệu Cao không thoả mãn làm hoàng đế sau tấm màn, y tìm
cách để đá văng Hồ Hợi, tự mình làm hoàng đế. Để rõ thái độ của đại thần đối với
mình, Triệu Cao đạo diễn màn kịch chỉ hươu thành ngựa. Y đem một con hươu tặng
cho Hồ Hợi, nhưng lại nói đó là ngựa. Hồ Hợi phản bác, còn nhiều đại thần sợ
Triệu Cao, đều nói là ngựa. Sau việc đó, Triệu Cao đem số ít đại thần nói là
hươu giết đi, trong triều không còn ai dám phản đối y nữa. Buồn cười là Hồ Hợi
tự cho mình mắc bệnh bị mê hoặc, tìm thái y bói quẻ. Thái y nói mò là nhân vì
ông ta khi tế tự trai giới không tốt nên gây ra. Triệu Cao cũng gạt bảo đi
tránh tai hoạ, Hồ Hợi liền đi tránh nơi hành cung.
Khi Hồ
Hợi sống những ngày hồ đồ, hình thế trong cung ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Đại quân phản Tần khắp nơi lần lượt thắng lợi. Đại quân của Trần Thắng tiến gần
Hàm Dương 咸阳, Sở quân của Hạng Vũ 项羽 quyết tâm tiến
vào quyết chiến. Quân Tần không sức kháng cự, thậm chí một số tướng sĩ đầu hàng
quân địch. Lúc này Hồ Hợi mới kinh hoảng, trách Triệu Cao. Còn Triệu Cao thừa
cơ soán vị. Con rể của Triệu Cao là Diêm Lạc 阎乐 đem người xông
vào hành cung của Hồ Hợi, bức Hồ Hợi dùng kiếm tự vẫn. Hồ Hợi cuối cùng bị chết
dưới tay gian thần sủng tín của Triệu Cao.
Hồ Hợi
khi chỉ mới 24 tuổi, làm hoàng đế cũng chỉ có 3 năm. Sau khi chết dựa theo thân
phận “kiềm thủ” 黔首 (tức
bách tính, nhân vì triều Tần chuộng mặc áo đen) mai táng trong Nghi Xuân uyển 宜春苑 ở Đỗ
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 19/12/2021
Nguồn
TRUNG QUỐC HOÀNG ĐẾ TOÀN TRUYỆN
中国皇帝全传
Tác giả : Thiện Tùng 善从
Bắc Kinh: Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã, 2011.