Dịch thuật: Thế nào là "tị tổ" và "tị tổ" có ý nghĩa gì

 

THẾ NÀO LÀ “TỊ TỔ” VÀ “TỊ TỔ” CÓ Ý NGHĨA GÌ 

          Nói đến từ xưng hô “tị tổ” 鼻祖, tin chắc rằng mọi người đều không cảm thấy xa lạ, hơn nữa lại biết rõ ý nghĩa của từ đó. Chúng ta quen gọi người sáng lập, đặt cơ sở cho một ngành nghề nào đó, một học phái nào đó, hoặc giả trong một lĩnh vực nào đó là “tị tổ”, cho nên “tị tổ” ở đây cũng có thể xưng là “thuỷ tổ” 始祖, ý nghĩa là một ngành nghề, một học phái, hoặc một lĩnh vực nào đó là bắt đầu từ “tị tổ” 鼻祖.

          Nhưng ngoài ra, “tị tổ” 鼻祖còn có một ý nghĩa đặc định, đó chính là trong câu “tổ tông thập bát đại” 祖宗十八代  (tổ tông 18 đời) mà chúng ta thường nói, “tị tổ” là cách xưng hô đời đầu tiên, cũng chính là nói, “cửu thế tổ” 九世祖 (tổ đời thứ 9) của chúng ta chính là “tị tổ” của chúng ta. Cách xưng hô này, kì thực cũng như “phụ thân” 父亲 “tổ phụ” 祖父, chẳng qua là vai vế của tị tổ là cao nhất, cho nên “tị tổ” lúc này cũng có thể xưng là “thuỷ tổ”.

          Chúng ta có thể nhìn thấy, bất luận là “sáng thuỷ nhân” 创始人 (người sáng lập) hay là “cửu thế tổ” 九世祖 (tổ đời thứ 9), nói cho cùng, ý nghĩa cơ bản của nó là tương đồng. “Tị tổ” chính là “đệ nhất nhân” 第一人 (người đầu tiên). Thế thì tại sao xưng “đệ nhất nhân” là “tị tổ” 鼻祖. “Tị” ở đây có ý nghĩa gì?

            Tương truyền trong giáp cốt văn và kim văn thời viễn cổ, nghĩa gốc của chữ “tị” kì thực chính là “tự” , “tự” trong “tự kỉ” 自己 (bản thân). Hứa Thận 许慎 thời Đông Hán trong Thuyết văn giải tự 说文解字 có nói:

Tự, tị dã, tượng tị hình.

, 鼻也, 象鼻形

(Tự là cái mũi, tượng hình cái mũi)

          Cũng chính là nói, “tự” là chữ tượng hình, nghĩa gốc của nó là chỉ cái mũi. Nhưng, “tự” cũng lại là xưng vị chỉ “đệ nhất nhân” 第一人 (người đầu tiên), người được chỉ đó chính là “ngã” (ta), cùng với “tị tử” (cái mũi) không thể tách rời, thế là người ta lại chuyên môn tạo ra chữ “tị” này dùng để khu biệt với “tự” . Chẳng qua, do bởi nghĩa gốc của “tự” chính là  “cái mũi”, còn “tự” lại là nghĩa  “tùng” (theo), cho nên, chữ “tị” dần chuyển nghĩa ra khỏi nghĩa gốc, về sau phát triển thành “khai thuỷ” 开始 (bắt đầu). Cho nên, người sáng lập một lĩnh vực nào đó, hoặc một gia tộc nào đó, cũng được xưng là “tị tổ” 鼻祖.

            Càng khéo hơn, theo sự phát hiện của y học hiện đại, trong quá trình một con người bắt đầu từ bào thai hình thành và lớn lên, thứ đầu tiên hình thành chính là cái mũi. Xem ra quả thật là ý trời trong chốn “u minh”.

          Thế thì trong lịch sử từng có những ai được xưng là “tị tổ”? Ví dụ như, người mà chúng biết tương đối rõ: Lỗ Ban 鲁班 được tôn làm “tị tổ” của nghề mộc, kiến trúc; Đỗ Khang 杜康 được tôn làm “tị tổ” của nghề ủ rượu; Lão Tử 老子 là “tị tổ” của Đạo gia; Trương Tam Phong 张三丰là “tị tổ” của Võ Đang 武当

          Đương nhiên, ngoài những vị đó ra, hãy còn rất nhiều, như Đường Huyền Tông Lí Long Cơ 唐玄宗李隆基người mà tế bào đậm chất nghệ thuật được xưng là “tị tổ” của hí kịch; như Lí Tư 李斯 từng đề chữ cho ngọc tỉ truyền quốc được xưng là “tị tổ” của thư pháp; thậm chí ngay cả có hành vi đào mồ quật mả làm tổn hại âm đức cũng có “tị tổ”, đó chính là Tào Tháo 曹操. 

CÁCH XƯNG HÔ TỔ TÔNG THẬP BÁT ĐẠI 

            1- Tị tổ  鼻祖    2- Viễn tổ 遠祖     3- Thái tổ 太祖     4- Liệt tổ 烈祖

          5- Thiên tổ 天祖      6- Cao tổ 高祖    7- Tằng tổ 曾祖     8- Tổ  

          9- Phụ mẫu 父母.

          Bản thân

          10- Tử      11- Tôn      12- Tằng tôn 曾孫    13- Huyền tôn 玄孫   

          14- Lai tôn    15- Côn tôn 晜孫   16- Nhưng tôn 仍孫   17- Vân tôn 雲孫

          18- Nhĩ tôn 耳孫

                                                               Huỳnh Chương Hưng

                                                               Quy Nhơn 20/12/2021

Nguồn

https://www.sohu.com/a/362071727_120115347

Previous Post Next Post