Dịch thuật: Hồ tử thú khâu (Thường dụng điển cố)

 

HỒ TỬ THÚ KHÂU

狐死首丘

          Thú khâu 首丘: Con cáo sau khi chết đầu hướng về phía gò núi nơi có hang của nó. Ví người không quên gốc hoặc không quên quê cha đất tổ.

          Điển xuất từ Lễ kí – Đàn Cung thượng 礼记 - 檀弓上:

          Chu Thái Công Lữ Vọng 周太公吕望 thụ phong ở Doanh Khâu 营丘, ông cùng con cháu gần 5 đời sau khi chết đều được đưa về táng ở đất Chu . Có vị quân tử bình luận rằng:

          Lễ, là không quên gốc của mình. Người xưa từng nói, gò núi là nơi có hang mà con cáo sống trong đó. Cáo sau khi chết còn hướng đầu về hang cũ, đó chính là nhân vậy.

                                                                  Huỳnh Chương Hưng

                                                                   Quy Nhơn 24/12/2021

Nguồn

THƯỜNG DỤNG ĐIỂN CỔ

常用典故

Biên soạn: Tôn Lập Quần 孙立群, Lí Ái Trân 李爱珍

Thượng Hải đại học xuất bản xã, 2005

Phụ lục của người dịch

          太公封於營丘, 比及五世, 皆反葬於周. 君子曰: “, 樂其所自生. , 不忘其本. 古之人有言曰: ‘狐死正丘首仁也.”

          Thái Công phong ư Doanh Khâu, bí cập ngũ thế, giai phản táng ư Chu. Quân tử viết: “Lạc, nhạo kì sở tự sinh. Lễ, bất vong kì bản. Cổ chi nhân hữu ngôn viết: ‘Hồ tử chính khâu thú.’ Nhân dã.”

          Thái Công Lữ Thượng thụ phong tại Doanh Khâu, truyền đến đời thứ 5, con cháu sau khi chết đều được đưa về dất Chu mai táng. Quân tử bảo rằng: “Âm nhạc, chính là để người ta yêu mến nơi sinh trưởng của mình. Còn Lễ chính là để người ta không quên nguồn gốc của mình. Người xưa có nói: ‘Con cáo khi chết, đầu của nó quay về đúng gò núi nơi nó sống.’ Đó cũng là yêu mến nguồn gốc của mình vậy.”

          (Lễ kí dịch giải 禮記譯解 (thượng): Vương Văn Cẩm 王文錦 dịch giải. Bắc Kinh – Trung Hoa thư cục, 2007)

Previous Post Next Post