... “SỞ TỪ”
MẠCH NGUỒN CỦA CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN
(tiếp theo)
Nét đặc sắc
địa phương nồng đậm
“Sở từ” 楚辞 so với
“Thi kinh” 诗经, độ dài ngắn của
các thiên rộng lớn hơn, cú thức cũng dài hơn, dạng thức văn học vận dụng Sở địa
(nay là vùng lưỡng Hồ), thanh vận phương ngôn, đều có nét đặc sắc địa phương nồng
đậm “thư Sở ngữ, tác Sở thanh, kỉ Sở địa, danh Sở vật” 书楚语,
作楚声, 纪楚地, 名楚物. Do bởi hoàn cảnh địa lí, phương ngôn có sự sai biệt,
cả một vùng nước Sở từ cổ đã có âm nhạc địa phương độc đáo của nó, thời cổ xưng
là “Nam phong” 南风, “Nam âm” 南音; cũng có thổ phong
ca dao độc đáo, như “Sở nhân ca” 楚人歌 “Việt nhân ca” 越人歌, “Thương lãng ca”
沧浪歌mà trong Thuyết
uyển 说苑 có ghi chép; càng quan trọng hơn đó là lịch sử lâu đời
của nước Sở, vùng Sở địa thịnh hành vu phong, Sở nhân dùng ca vũ để làm vui các
thần, khiến thần thoại được bảo tồn với một số lượng lớn, thi ca âm nhạc nhanh
chóng phát triển, khiến trong dân ca dất Sở tràn đầy không khí tôn giáo nguyên
thuỷ và màu sắc thần thoại.
Theo sử
thư ghi chép, sau khi màu sắc vu giáo của văn hoá trung nguyên sớm đã thoái
lui, thì tại Nam Sở cho đến thời Chiến Quốc, quân thần trên dưới vẫn còn “tín
vu hích, trọng dâm từ” 信巫觋, 重淫祠 (tin
vào vu hích, coi trọng dâm từ). Sở Hoài Vương còn “long tế lễ, sự quỷ thần” 隆祭礼, 事鬼神 (tế lễ long trọng, thờ phụng quỷ thần), đồng thời có ý
dựa vào sự trợ giúp của quỷ thần để đánh lui quân Tần. Vu phong trong dân gian
càng thịnh hành, “kì từ tất tác ca nhạc, cổ vũ dĩ lạc chư thần” 其祠必作歌乐, 鼓舞以乐诸神 (cúng tế tất bày ca nhạc, đánh trống nhảy múa để làm
vui các thần). Có thể thấy, vào thời đại Khuất Nguyên, người nước Sở còn chìm đắm
trong sự tưởng tượng tràn đầy sự kì dị
và trong thế giới thần thoại tình cảm rực cháy. Sồng trong bầu không khí văn
hoá như vậy, Khuất Nguyên không chỉ sáng tác ra Cửu ca 九歌, một tổ hợp thơ
tế thần, và căn cứ vào chiêu hồn từ của dân gian viết ra tác phẩm Chiêu hồn 招魂, mà còn khi bày tỏ tình cảm tự thân, cũng đã vận dụng
một sô lượng lớn tài liệu thần thoại, rong ruổi trong sự tưởng tượng, lên trời
xuống đất, phiêu du lục hợp cửu châu, để cho con người sự cảm thụ thần bí. Thậm
chí thiên Li tao 离骚 đại biểu cho cầu
nối từ Bốc danh 卜名, Trần từ 陈辞, Tiên giới 先戒, Thần du 神游 đến Vấn bốc 问卜, Giáng thần 降神 đều mượn dùng phương thức vu thuật dân gian.
Có thể
nói, sự ra đời của Sở từ không thể
tách rời với dân ca địa phương đất Sở cùng sự hun đúc truyền thống đất Sở.
Chủ nghĩa
lãng mạn mê li lúc ẩn lúc hiện
Ảnh hưởng
sâu xa của Sở từ 楚辞 đối với hậu thế, không chỉ đã mở ra thể phú cho đời
sau, mà còn ảnh hưởng đến sáng tác tản văn các đời, là mạch nguồn của sáng tác
thi ca theo chủ nghĩa lãng mạn tích cực của Trung Quốc.
Như Li tao 离骚, là thiên thơ trữ tình chính trị với nội dung tự thuật
về cuộc đời của tác giả, nhưng thi nhân không phải tự thuật sự tích cuộc đời một
cách khách quan, mà là đem chủ trương, lí tưởng, đấu tranh của mình hình tượng
hoá sự thực. Như để bày tỏ sự cao khiết thơm hương của mình, thi nhân đã dụng
cách đeo hương hoa phương thảo để biểu hiện:
Lãm mộc căn dĩ kết chỉ hề
Quán bệ lệ chi lạc nhuỵ
Kiểu khuẩn quế dĩ nhân huệ hề
Tác hồ thằng chi sỉ sỉ
揽木根以结茝兮
贯薜荔之落蕊
矫菌桂以纫蕙兮
索胡绳之纚纚
(Lấy rễ cây để kết cỏ bạch chỉ
Xâu với nhuỵ của hoa bệ lệ
Cầm nhành quế kết cùng hoa huệ
Thành chuỗi dây vừa dài vừa đẹp)
Chế kị hà dĩ vi y hề
Tập phù dung dĩ vi thường
.............
Cao dư quan chi ngập ngập hề
Trường dư bội chi lục li
制芰荷以为衣兮
集芙蓉以为裳
..............
高余冠之岌岌兮
长余佩之陆离
(Lấy lá cây súng làm áo
Kết hoa phù dung làm xiêm
............
Mũ ta đội cao
cao
Dây ta đeo dài đẹp)
Loại
khoa trương trọng phức tính này đã biểu hiện một cách nổi bật phẩm chất đạo đức
cao khiết của thi nhân. Còn như nói bản thân mình đã từng thực hiện lí tưởng
chính trị, bồi dưỡng một số nhân tài:
Tư lan chi cửu uyển
Thụ huệ chi bách mẫu
Huề lưu di dữ yết xa hề
Tạp đỗ hành dữ phương chỉ
滋兰之九畹
树蕙之百亩
畦留夷与揭车兮
杂杜衡与芳芷
(Ta đã trồng chín uyển lan
Lại trồng huệ cả trăm mẫu
Trồng lưu di cùng yết xa
Lại trồng cả đỗ hành cùng phương chỉ)
Đã trồng
qua lưu di, yết xa, đỗ hành, phương chỉ, bản thân từng hi vọng những loại cỏ
thơm đó sẽ tươi tốt, không ngờ:
Ai chúng phương chi vu uế,
Chúng giai cạnh tiến dĩ tham lam hề
Bằng bất yếm hồ cầu sách
哀众芳之芜秽
众皆竞进以贪婪兮
凭不厌乎求索
(Đau buồn vì chúng đã biến chất
Chúng tranh nhau vì tham lam
Ham lợi dục không biết chán)
Chúng
ra sức tranh bò lên trên, lợi dục động tâm tham không biết chán. Sự miêu tả
hình tượng hoá này so với sự trần thuật sự thực khách quan thì hình tượng sinh
động hơn, nhân đó khiến Khuất Nguyên miêu tả tự thuật cuộc đời mình mang sắc
thái của chủ nghĩa lãng mạn.
Chủ nghĩa lãng mạn của Sở từ chủ yếu biểu hiện ở chỗ tư tưởng tình cảm được tận tình bộc lộ, không bị câu thúc. Đối với việc truy cầu lí tưởng, cùng với sự thể hiện tình cảm của hình tượng chủ nhân công, sự tưởng tượng huyền áo, sáng tạo ra ý cảnh tráng lệ hùng vĩ, đã khiến thi ca hiển lộ sự mê li ẩn hiện. Đặc trưng mĩ học thần kì quái lạ, đã có ảnh hưởng rất lớn đối với thi nhân đời sau như Lí Bạch 李白, Lí Hạ 李贺. (hết)
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 28/11/2021
Nguyên tác Trung văn
LÃNG MẠN CHỦ NGHĨA ĐÍCH NGUYÊN ĐẦU
“SỞ TỪ”
浪漫主义的源头
“楚辞”
Trong quyển
NHẤT BẢN THƯ ĐỘC ĐỔNG
TRUNG QUỐC TRUYỀN THUYẾT VĂN HOÁ
(quyển 1)
一本书读懂中国传说文化
Tác giả: Thạch Khai Hàng 石开航
Bắc Kinh: Trung Hoa Hoa kiều xuất bản xã, 2012, tái bản
2019