“SỞ TỪ”
MẠCH NGUỒN CỦA CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN
“Sở từ” 楚辞 là thi tập thu thập những thơ ca đất Sở thời Chiến Quốc, là tập thi ca thứ hai trong lịch sử Trung Quốc, sau bộ “Thi kinh” 诗经. “Sở từ” chọn cú thức 3 chữ đến 8 chữ dài ngắn không đều, độ dài và dung lượng có thể căn cứ vào nhu cầu mà tuỳ ý mở rộng, có thể dung nạp kĩ xảo nghệ thuật tinh tế, càng thích hợp với việc miêu tả cuộc sống xã hội phức tạp và biểu đạt cảm tình tư tưởng phong phú.
Khuất Nguyên
khai sáng Sở từ
Sở từ楚辞 cũng
được viết là 楚词, là một thể thơ do thi nhân vĩ đại Khuất Nguyên 屈原 sáng tạo trên cơ sở ca dao dân ca nước Sở. Cuối thời
Tây Hán, Lưu Hướng 刘向đem tác phẩm của Khuất Nguyên屈原,
Tống Ngọc 宋玉 cùng
với tác phẩm một số người đời Hán như Hoài Nam Tiểu Sơn 淮南小山, Đông Phương Sóc 东方朔,
Vương Bao 王褒, Lưu Hướng 刘向 kế thừa và mô phỏng tác phẩm của Khuất Nguyên, Tống Ngọc
tổng cộng được 16 thiên biên tập lại thành tập, định danh là “Sở từ” 楚辞, sau Vương Dật 王逸 thời Đông Hán
tăng thêm tác phẩm của mình là “Cửu tư” 九思, thành 17
thiên.
Khuất
Nguyên 屈原 (năm
340 – năm 278 trước công nguyên), tên Bình 平,
là hậu duệ của vương tộc nước Sở thời Chiến Quốc. Ông nghe nhiều nhớ kĩ, rất có
tài năng về chính trị, từ trẻ đã được Sở Hoài Vương 楚怀王 tín nhiệm.
Nhưng do bởi tính cách của bản thân ông thẳng thắn cao ngạo, lại thêm bị kẻ
khác sàm ngôn cùng bài xích, Khuất Nguyên dần bị Sở Hoài Vương xa lánh. Năm 305
trước công nguyên, Khuất Nguyên phản đối Sở Hoài Vương cùng nước Tần đính lập
“Hoàng Cức chi minh” 黄棘之盟 (1), nhưng
nước Sở vẫn ở triệt để lọt vào vòng tay của cường Tần. Khuất Nguyên bị Sở Hoài
Vương trục xuất khỏi kinh đô nước Sở, lưu lạc đến Hán Bắc 汉北. Về sau, Sở Hoài Vương bị nước Tần lừa gạt, chết ở nước
Tần, người con là Sở Khoảnh Tương Vương 楚顷襄王 kế vị. Lúc này Khuất Nguyên đã từ vùng đất lưu đày Hán Bắc trở về, ông
khuyên Sở Khoảnh Tương Vương thu phục nhân tài, xa lánh kẻ tiểu nhân, rửa nhục
cho quốc gia và Hoài Vương, nhưng lại gây ra kẻ thù địch là Lệnh doãn Tử Lan 子兰 và Cận Thượng 靳尚.
Một lần nữa Khuất Nguyên lại bị lưu đày.
Thời
gian bị lưu đày, mắt nhìn thấy cường Tần từng bước tiến gần, tổ quốc hoang tàn và sự hôn dung hủ bại của triều
đình nước Sở, Khuất Nguyên thống tâm tật thủ nhưng lại không có cách gì, trong
lòng vô cùng thống khổ.
Ngày mùng 5 tháng năm âm lịch năm 278 trước công
nguyên, trong cơn đau khổ tột cùng, hoàn toàn tuyệt vọng, Khuất Nguyên đã ôm tảng
đá tự trầm tại sông Mịch La 汨罗, vĩnh viễn xa rời cố
hương của mình.
Thời kì
Khuất Nguyên bị lưu đày, ông đã sáng tác một số lượng lớn tác phẩm văn học, như
Li tao 离骚, Thiên vấn 天问, Cửu ca 九歌 ....
Trong tác phẩm tràn đầy niềm quyến luyến Sở địa Sở phong và nhiệt tình vì dân
báo quốc.
Lộ mạn mạn kì tu viễn hề, ngô tương thướng
há nhi cầu sách.
路漫漫其修远兮,吾将上下而求索
(Con đường phía trước còn xa,
ta đem hết sức mình mà lên lên xuống truy cầu thăm dò)
Trường thái tức dĩ yểm thế hề, ai dân
sinh chi đa nan.
长太息以掩涕兮,哀民生之多难
(Than một tiếng dài, không ngăn được dòng lệ chảy, đau
buồn cho dân sinh nhiều gian khổ)
Tuy cửu tử kì do vị hối
虽九死其犹未悔
(Cho dù có khiến ta chín lần chết ta cũng không hối hận)
Những câu thơ khoái chá nhân khẩu lại bao hàm thâm tình, đến nay đọc lên, vẫn khiến người ta cảm động. Tinh thần và phẩm chất của Khuất Nguyên cùng với thi tác của ông đồng lưu truyền trên đời, nhận được sự kính ngưỡng của người đời sau. ..... (còn tiếp)
Chú của người
dịch
1- Hoàng Cức
chi minh 黄棘之盟: Chỉ lễ kí đính ước tại Hoàng Cức 黄棘.
Hoàng 黄 đại
biểu cho vị trí phía nước Sở trú đóng khi kí đính ước; Cức 棘 đại
biểu cho vị trí phía nước Tần trú đóng khi kí đính ước. Sở Hoài Vương 楚怀王 và Tần
Chiêu Tương Vương 秦昭襄王 kí
đính ước tại Hoàng Cức, Hoàng Cức là khu vực Cức Dương 棘阳 và Hoàng Trang 黄庄, giao giới giữa nước Tần và nước Sở, cho nên buổi
đính ước đó gọi là “Hoàng Cức chi minh”.
https://baike.baidu.com/item/%E9%BB%84%E6%A3%98%E4%B9%8B%E7%9B%9F/103551
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 27/11/2021
Nguyên tác Trung văn
LÃNG MẠN CHỦ NGHĨA ĐÍCH NGUYÊN ĐẦU
“SỞ TỪ”
浪漫主义的源头
“楚辞”
Trong quyển
NHẤT BẢN THƯ ĐỘC ĐỔNG
TRUNG QUỐC TRUYỀN THUYẾT VĂN HOÁ
(quyển 1)
一本书读懂中国传说文化
Tác giả: Thạch Khai Hàng 石开航
Bắc Kinh: Trung Hoa Hoa kiều xuất bản xã, 2012, tái bản 2019