“THI KINH”
NỀN TẢNG KIÊN CỐ NHẤT CỦA THI CA TRUNG
QUỐC
(tiếp theo)
Sự khơi dòng
của chủ nghĩa hiện thực
Thi kinh lấy phong cách tả thực một cách
tự nhiên chất phác làm tinh thần cơ bản, chủ yếu biểu hiện sự phản ánh chân thực
cuộc sống hiện thực và biểu đạt tư tưởng tình cảm một cách thẳng thắn, “cơ giả
ca kì thực, lao giả ca kì sự” 饥者歌其食, 劳者歌其事 (người đói ca tụng thức ăn có được, người lao động ca
hát về công việc của mình), là ngọn nguồn của văn học chủ nghĩa hiện thực Trung
Quốc.
Như Dung phong – Tướng thử 鄘风 - 相鼠:
Tướng thử hữu bì, nhân nhi vô nghi. Nhân nhi
vô nghi, bất tử hà vi.
相鼠有皮, 人而无仪. 人而无仪, 不死何为
(Xem
con chuột kia nó còn có da, làm người sao chẳng có uy nghi. Nếu làm người mà chẳng
có uy nghi, thì sao không chết đi cho sớm)
Bài thơ lên án gay gắt hành vi hung ác, mất cả liêm sỉ
trong xã hội, ngay cả chuột cũng không bằng, đọc lên thấy vui sướng tràn trề.
Tác giả của Thi kinh không chỉ lấy thái độ nhân sinh
tích cực nhiệt tình rót vào xã hội, mà còn từ góc nhìn độc đáo của mình chỉ ra
khổ nạn của tệ bệnh và nhân sinh trong xã hội. Như Vương phong – Thử li 王风 - 黍离:
Bỉ thử li li, bỉ tắc chi miêu. Hành mại mĩ mĩ,
trung tâm diêu diêu. Tri ngã giả, vị ngã tâm ưu; bất tri ngã giả, vị ngã hà cầu.
Du du thương thân (thiên), thử hà nhân tai.
彼黍离离, 彼稷之苗. 行迈靡靡, 中心摇摇. 知我者, 谓我心忧; 不知我者, 谓我何求. 悠悠苍天, 此何人哉.
(Lúa thử
kia đã mọc thành hàng, mạ lúa tắc kia đã xanh tốt. Người trên đường bước đi chậm
chậm, trong lòng có điều u uất không yên. Người hiểu ta nói ta có điều lo lắng,
người không hiểu ta hỏi ta mong cầu điều gì. Hỡi trời xanh mênh mông kia, ai là
người gây ra cảnh này?)
Sau khi
nhà Tây Chu diệt vong, một vị sĩ đại phu đi ngang qua cựu đô, nhìn thấy cung điện
ngày trước, giờ đã trở thành bình địa lúa má mọc đầy, không ngăn được nỗi
thương cảm, bước đi cũng trở nên chậm chạp. Ông ngước hỏi trời cao: “Bi kịch
này do ai gây ra?”
Trong Thi kinh, tác phẩm ca ngợi ái tình và phản
ánh cuộc sống hôn nhân chiếm số lượng lớn nhất, phong cách cũng đa dạng nhất.
Như Trịnh phong – Xuất kì đông môn 郑风 - 出其东门:
Xuất kì đông môn, hữu nữ như vân. Tuy tắc
như vân, phỉ ngã tư tồn. Cảo y kì cân, liêu lạc ngã vân.
出其东门, 有女如云. 虽则如云, 匪我思存. 缟衣綦巾, 聊乐我员
(Ra cửa
đông thành, thấy những cô gái xinh đẹp nhiều như mây. Tuy là những cô gái xinh
đẹp nhiều như mây, không phải là người trong tim ta. Người mặc áo trắng váy
xanh kia, mới khiến ta vui và gần gũi.)
Cổng
thành những cô gái xinh đẹp tụ tập lại nhiều như mây, nhưng thi nhân chỉ yêu cô
gái ăn mặc chất phác kia, biểu đạt lòng trung trinh của thi nhân đối với ý
trung nhân.
Còn như
Vệ phong – Manh 卫风 - 氓:
Manh chi si si, bão bố mậu ti. Phỉ lai mậu
ti, lai tức ngã mưu ..... Tín thệ đán đán, bất tê kì phản. Phản thị bất tê. Diệc
dĩ yên tai.
氓之蚩蚩, 抱布贸丝. 匪来贸丝, 来即我谋 ..... 信誓旦旦, 不思其反. 反是不思, 亦已焉哉.
(Anh
chàng ngốc nghếch kia, ôm vải đến đổi tơ. Kì thực không phải đổi tơ, mà là đến
để tìm cách nói về hôn sự. ..... Lời thề chân thành hãy còn bên tai, nào ngờ giờ
phản bội không nghĩ đến. Nếu đã phản bội không nghĩ đến, thì thôi vậy.)
Đây là bài thơ “khí phụ” 弃妇 (ruồng bỏ vợ), nữ chủ nhân công trong bài dùng khẩu khí đau buồn trầm lắng hồi tưởng lại những lúc mật ngọt trong cuộc sống, cùng với sự ngược đãi của người chồng sau khi kết hôn và nỗi thống khổ bị bỏ rơi, đã biểu đạt tâm tình hối hận và thái độ quyết đoạn tuyệt. (hết)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 09/10/2021
Nguyên tác Trung văn
TRUNG QUỐC THI CA TỐI KIÊN CỐ ĐÍCH CƠ THẠCH
“THI KINH”
中国诗歌最坚固的基石
“诗经”
Trong quyển
NHẤT BẢN THƯ ĐỘC ĐỔNG
TRUNG QUỐC TRUYỀN THUYẾT VĂN HOÁ
(quyển 1)
一本书读懂中国传说文化
Tác giả: Thạch Khai Hàng 石开航
Bắc Kinh: Trung Hoa Hoa kiều xuất bản xã, 2012, tái bản
2019