NHỮNG BIỆT XƯNG VỀ THÊ TỬ
- Thời cổ, thê tử của hoàng đế được xưng là “hoàng hậu”
皇后.
- Thê tử của chư hầu cổ đại và của các quan nhất nhị
phẩm thời Minh – Thanh xưng là “phu nhân” 夫人.
- Thời trước để biểu thị tự khiêm, xưng thê tử của
mình là “chuyết kinh” 拙荆, xuất xứ từ thành
ngữ “kinh thoa bố quần” 荆钗布裙, vốn là cách phục
sức giản dị của nàng Mạnh Quang 孟光, thê tử của Lương Hồng
梁鸿 thời
Đông Hán.
- Để biểu thị là nguyên phối, xưng thê tử của mình là
“phát thê” 发妻.
- Để biểu thị thê tử từng cùng chung hoạn nạn gian khổ
với mình, xưng là “tao khang” 糟糠. Như:
Bần tiện chi giao bất khả vong, tao
khang chi thê bất há đường.
贫贱之交不可忘,糟糠之妻不下堂
(Lúc giàu sang chớ có quên bạn
bè lúc nghèo hèn, chớ có ruồng bỏ người vợ đã từng chung hoạn nạn)
- Trước đây, người chồng khi đối với người khác, xưng
thê tử của mình là “nội tử” 内子.
- Người chồng nhân vì mọi việc trong nhà đều do thê tử
quản, nên khi đối với người khác, xưng thê tử của mình là “hiền nội trợ” 贤内助 hoặc “hiền thê” 贤妻.
- Thời trước, người chồng để biểu thị sự tôn kính của
mình đối với thê tử, khi đối với người khác xưng thê tử của mình là “tiện nội” 贱内.
- Trong xã hội cũ, thông thường thê tử của quan lại hoặc
người có quyền thế, xưng thê tử của họ là “thái thái” 太太.
- Trong tiểu thuyết bạch thoại thời kì đầu, người chồng
xưng thê tử của mình là “hồn gia” 浑家.
- Thời trước, người chồng xưng thê tử nắm quyền trong nhà
là “nội chưởng quỹ” 内掌柜 hoặc “nội đương gia” 内当家.
- Thời cổ xưng thê tử của chư hầu là “tiểu quân” 小君 hoặc “tế quân” 细君.
- Một số nơi ở Giang
- Trong phương ngôn một số nơi phía nam, tôn xưng thê thử là “bà nương” 婆, “bà muội” 婆妹.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 22/10/2021
Nguồn
BẤT KHẢ BẤT TRI ĐÍCH 3000 CÁ VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC
不可不知的 3.000
个文化常识
Biên soạn: Tinh Hán 星汉
Bắc Kinh: Trung Quốc Hoa Kiều xuất bản xã, 2010