Dịch thuật: Thương thiếp tư quân kỉ độ (183) (Đặng Trần Côn: Chinh phụ ngâm)

 

THƯƠNG THIẾP TƯ QUÂN KIM KỈ ĐỘ (183)

傖妾思君今幾度

Buồn thương cho thiếp, thiếp nhớ chàng đến nay đã mấy độ 

          Trong thơ văn cổ Trung Quốc, khi bày tỏ lòng tưởng nhớ đến người thân,  các nhà thơ thường dùng cụm “kỉ độ tư quân”. Như Da Luật Chú 耶律铸 đời Tống ở bài Hoà Quang Tổ 和光祖viết rằng:

Thi thiên túc kế Tấn danh lưu

Kỉ độ tư quân ỷ tự lâu

Thập tải Long Đình quy bất đắc

Ngọc Tuyền hà nhật cánh đồng du

诗篇足继晋名流

几度思君倚字楼

十载龙庭归不得

玉泉何日更同游

(Bài thơ đó đủ đế nối tiếp các bậc danh lưu đời Tấn

Mấy độ tựa lầu chùa nhớ đến ông

Mười năm rồi chưa về lại được Long Đình

Biết ngày nào mang rượu ngon lại cùng ông dạo chơi)

http://www.hunyuli.com/zishici_ctpodzotytmi/

          Và trong bài Kí Hứa Linh Trường 寄许灵长 của Từ Thông 徐熥đời Minh có câu:

Kỉ độ tư quân lao mộng mị

Tiền Đường giang thượng thuỷ trùng trùng

几度思君劳梦寐

钱塘江上水重重

(Mấy độ nhớ người nhọc nhằn trong giấc ngủ

Trên sông Tiền Đường sóng nước trùng trùng)

http://www.yunyiti.com/zishici_ayorizypqdzk/

Về chữ “thương”, bản Chinh phụ ngâm Hán Nôm hợp tuyển viết chữ này. Chữ này có hai âm đọc: 1- Sanh: có nghĩa là từ dùng để gọi ngôi thứ 3 một cách khinh bỉ. 2- Thương: hình dáng của túi đựng không được ngay ngắn.

 Bản Chinh phụ ngâm khúc của Vân Bình Tôn Thất Lương là chữ này, Chữ này có nghĩa là vết đau và cảm thương.  

Như vậy viết đúng phải là chữ này.

Câu 183 này, bản diễn Nôm “Chinh phụ ngâm diễn ca” tương truyền của Đoàn Thị Điểm là:

Nhớ chàng trải mấy sương sao (163) 

                                                                            Huỳnh Chương Hưng

                                                                             Quy Nhơn 06/9/2021

Previous Post Next Post