NGUYÊN DO TỪ “HOA HẠ” CHỈ TRUNG QUỐC
Cách
nói “Hoa Hạ” 华夏sản sinh từ triều Hạ. Ông Khải 启là con của ông Vũ 禹đương
thời đã kiến lập vương triều theo chế độ nô lệ đầu tiên của Trung Quốc – triều
Hạ 夏, thế là người triều Hạ lúc bấy giờ đã hình thành khái
niệm chung chung “Hạ tộc” 夏族, cũng xưng là “Hoa
tộc” 华族hoặc “Hoa Hạ tộc” 华夏族.
“Hạ” 夏có nghĩa là rộng lớn; “Hoa” 华 là sự diễn biến
của “hoa” 花, có liên quan đến sự sùng bái của người xưa đối với
hoa, ý nghĩa là đẹp. “Hoa Hạ” 华夏tức một nơi rộng lớn
và đẹp đẽ.
Khái niệm
“Hoa Hạ tộc” khi vừa mới sản sinh, cảm nhận của mọi người đối với chủng tộc này
không mạnh mẽ lắm. Đến thời Chu, đối với tộc Di, người Chu không chỉ có nền văn
minh vật chất tiên tiến, mà còn nhân vì Chu Công chế định chế độ lễ nhạc mà văn
hoá cũng đã có sự khu biệt với tứ di. Thế là người ta liền sản sinh một loại ưu
việt cảm, tiến đến sản sinh tộc quần nhận đồng cảm. Khái niệm “Hoa Hạ tộc” bắt
đầu thâm nhập lòng người. Như trong Xuân
Thu Tả thị truyện 春秋左氏传 Khổng
Dĩnh Đạt 孔颖达 đã sớ rằng:
Trung Quốc hữu lễ nghi chi đại, cố xưng Hạ;
hữu phục chương chi mĩ, vị chi Hoa.
中国有礼仪之大, 故称夏; 有服章之美, 谓之华.
(Trung
Quốc có lễ nghi lớn, cho nên xưng là Hạ; có phục sức đẹp nên gọi là Hoa.)
Có thể
thấy, “Hoa Hạ” đương thời ngoại trừ sự khu biệt về chủng tộc giữa dân tộc trung
nguyên với tứ di, còn bao hàm sự phân biệt nội hàm văn minh tiên tiến với văn
minh lạc hậu, giống như sự khu biệt “khu vực phát đạt” và “khu vực lạc hậu” ở
hiện nay. Còn như “khu vực lạc hậu” cũng giống như thông qua tinh thần “khổ cực
20 năm, hướng đến tỉnh phần tiên tiến để được ngang bằng” truy cầu bước đến
“khu vực phát đạt”. Man di cũng có thể thông qua sự văn minh hoá dần dần mà bước
chân vào “Hoa Hạ tộc”. Ví dụ như nước Tần ở phía tây vốn thuộc tây nhung, đến
thời Chiến Quốc trở thành chư hầu quốc mạnh nhất trong chư bang của Hoa Hạ; nước
Sở ở phương Nam, vốn bị các nước trung nguyên xem là “nam man”, thi nhân Khuất
Nguyên 屈原 từng vì thân phận “man di” mà cảm thấy khổ
não. Nhưng đến thời Chiến Quốc, nước Sở đã vươn vai mà ở vào “Hoa Hạ”.
Sự thực, cả thời kì Xuân Thu, việc Hoa Hạ hoá tứ di là một trong những sự vận động hài hoà cơ bản của cả thời đại. Các đời sau đều tồn tại hiện tượng người tộc Hán khuếch trương đến đất man di đồng thời đồng hoá man di hoặc man di dời đến ở trong khu vực người Hán đồng thời bị đồng hoá, nhân đó có thể nói Hoa Hạ tộc chính là sự dung hợp không ngừng giữa dân tộc trung nguyên với di tộc bốn bên mà hình thành. Nhân vì sự cường thịnh của đời Hán, mọi người đem dân tộc Hoa Hạ xưng là Hán tộc 汉族. Nhưng trong văn hiến tảo kì cổ đại, thường lấy “Hoa Hạ” chỉ thay Trung Quốc, nhân đó người đời sau vẫn thường lấy Hoa Hạ để chỉ Trung Quốc.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 26/9/2021
Nguồn
BẤT KHẢ BẤT TRI ĐÍCH 3000 CÁ VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC
不可不知的 3.000
个文化常识
Biên soạn: Tinh Hán 星汉
Bắc Kinh: Trung Quốc Hoa Kiều xuất bản xã, 2010