VÌ SAO LÍ TỰ THÀNH MUỐN GIẾT MƯU SĨ LÍ NHAM
Cuối đời
Minh đã nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân Lí Tự Thành 李自成 (1). Trong đội ngũ khởi nghĩa của Lí Tự Thành, có mưu sĩ
Lí Nham 李岩nổi tiếng, ông đề xuất khẩu hiệu:
Nghinh Sấm Vương, bất nạp lương
迎闯王不纳粮
(Nghinh đón Sấm Vương, không phải nạp lương thực)
để cho quân khởi nghĩa lấy được lòng dân. Đối với kết
cục của Lí Nham, trong Tuy khấu kỉ lược 绥寇纪略 có chép: Sau khi thất bại ở Định Châu 定州, có người nói toàn vùng Hà
Đoạn
ghi chép này tuy có đầu có đuôi, nhưng đối với nguyên nhân Lí Tự Thành giết Lí
Nham thì không rõ ràng. “Sợ Lí Nham có mưu đồ khác” thì rốt cuộc là mưu đồ gì?
Có lẽ từ thân thế của Lí Nham có thể nhìn ra một đầu mối. Theo chính sử ghi
chép, Lí Nham vốn tên Lí Tín 李信, người huyện Khỉ 杞 (2) Hà
Đương nhiên, giải thích Lí Tự Thành vì sao sát hại Lí Nham không đủ chứng cớ, chỉ là những lời suy đoán mà thôi.
Chú của người
dịch
1- Lí Tự
Thành 李自成 (1606 –
1645): Lãnh tụ quân khởi nghĩa nông
dân cuối đời Minh, người tộc Đảng Hạng 党项,
vốn họ Thác Bạt 拓跋, tên Hồng Cơ 鸿基.
Năm 1630 tại huyện Mễ Chi 米脂 hiệu triệu dân chúng đói kém khởi nghĩa, sau đầu bôn
Cao Nghinh Tường 高迎祥 (Cao
Nghinh Tường hi sinh, ông được tôn làm Sấm Vương 闯王).
Năm 1640, theo kế sách quân điền miễn phú thuế của Lí Nham 李岩 rất
được dân chúng ủng hộ. Tháng Giêng năm 1644, xưng Đại Thuận Vương 大顺王, ngày 19 tháng 3 công nhập Bắc Kinh 北京, hoàng đế Sùng Trinh 崇祯 tự ải tại Môi Sơn 煤山
(nay là Cảnh Sơn 景山), lật đổ sự thống trị của nhà Minh. Sau khi bị liên
quân Ngô Tam Quế 吴三桂và quân Thanh đánh bại tại Sơn Hải Quan 山海关, ngày 29 tháng 4 xưng đế, ngày hôm sau rời kinh thành
đi về phía tây. Năm 1645, ông bị địa chủ vũ trang sát hại tại Cửu Cung sơn 九宫山 Hồ Bắc
湖北. Có thuyết cho là ông xuất gia làm tăng, mất khoảng
thời Khang Hi 康熙.
2- Về âm đọc
của chữ 杞:
Khang Hi tự điển ghi 康熙字典 rằng:
Chữ 杞 có mấy
bính âm sau: qǐ, sì, hài
Với
bính âm qǐ (khỉ):
Đường vận 唐韻, Vận Hội 韻會, Chính vận 正韻 phiên
thiết là KHƯ LÍ 墟里.
Tập vận 集韻 phiên
thiết là KHẨU KỈ 口己 .
Đều có âm là 起 (khỉ).
Thuyết văn 說文 giải
thích là một loại thực vật, tức cây “câu khỉ” 枸杞.
Ngoài
ra còn là tên nước, đời sau của nhà Hạ.
Cũng là
một họ, lấy nước làm họ.
(Hán
ngữ đại từ điển xuất bản xã, 2003, trang 458)
Như vậy chữ 杞 chính âm là “khỉ”, ta quen đọc là “kỉ”.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 05/8/2021
Nguồn
TRUNG QUỐC VỊ GIẢI CHI MÊ
中国未解之谜
Tác giả: Hải Tử 海子
Trung Quốc Hoa Kiều xuất bản xã, 2013