VĂN CẢNH CHI TRỊ
Đầu thời
Tây Hán, kinh tế tiêu điều, khắp nơi đều là cảnh tượng hoang lương. Hán Cao Tổ 汉高祖 cùng
các vị hoàng đế kế tiếp như Hán Văn Đế 汉文帝,
Hán Cảnh Đế 汉景帝 hấp thu bài học nhà Tần bị diệt, đã giảm nhẹ dao dịch
và lao dịch mà nông dân gánh vác, chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp. Thời
Văn Đế, Cảnh Đế, đề xướng tiết kiệm, coi trọng “dĩ đức hoá dân” 以德化民, xã hội tương đối an định, kinh tế phát triển. Trước
giờ được xem là “thịnh thế” của xã hội phong kiến, sử gọi là “Văn Cảnh chi trị”
文景之治.
Sau khi
kiến lập vương triều Tây Hán, Hán Cao Tổ, Huệ Đế, Lữ Hậu đều ra sức khôi phục sản
xuất nông nghiệp, ổn định trật tự thống trị phong kiến, những điều này đều thu
được thành quả rõ rệt. Hai vị hoàng đế Văn Đế và Cảnh Đế nối nhau kế vị, trên
cơ sở đó tiến thêm một bước thực thi chính sách giảm nhẹ dao dịch thuế khoá,
cho dân được nghỉ ngơi.
Hán Văn
Đế vô cùng coi trọng sản xuất nông nghiệp. Sau khi lên ngôi, ông nhiều lần hạ
chiếu khuyến khích nông tang, theo tỉ lệ hộ dân mà thiết trí tam lão, hiếu đễ,
lực điền một số người, thường ban thưởng cho họ để động viên nông dân phát triển
sản xuất. Đồng thời, ông còn chú trọng giảm nhẹ những gánh vác của nhân dân.
Năm Văn Đế 文帝 thứ 2 (năm 178 trước công nguyên) và năm thứ 12, từng
hai lần “trừ điền tô thuế chi bán” 除田租税之半, tức tô suất giảm
là “tam thập thuế nhất” 三十税一 (người dân dùng 1 phần trong số 30 phần thu lợi được của
một năm nộp vào quốc khố - ND), năm thứ 13 còn miễn toàn bộ điền tô. Từ đó về
sau, “tam thập thế nhất” trở thành định chế ở đời Hán. Thời Văn Đế, “toán phú” 算赋 (1) cũng từ mỗi người mỗi năm 120 tiền giảm còn 40 tiền,
dao dịch giảm xuống 3 năm phục dịch một lần. Năm Cảnh Đế thứ 2 (năm 155 trước
công nguyên), lại bắt đầu đem chế độ dao dịch “phó tịch” 傅籍 (2) từ 17 tuổi của thời Tần đổi thành 20 tuổi, mà tuổi
phó tịch ở luật triều Hán là 23. Văn Đế còn hạ chiếu “di sơn trạch chi cấm” 弥山泽之禁, tức cho mở các núi rừng ao đầm mà nhà nước vốn cấm,
từ đó xúc tiến sản xuất phụ của nông dân và quốc kế dân sinh đã có sự phát triển
về mối quan hệ trọng đại với sự sản xuất muối và thiết. Năm Văn Đế thứ 12, lại
phế bỏ chế độ quá quan chuyên dụng, điều này có lợi cho sự lưu thông thương phẩm
và mối liên hệ kinh tế giữa các khu vực, đối với việc phát triển sản xuất nông
nghiệp cũng có tác dụng thúc đẩy nhất định.
Văn Cảnh
chi trị sở dĩ trở thành thịnh thế của xã hội phong kiến, là không thể tách rời
sự hăng hái lo việc trị nước an dân của cá nhân Văn Đế. Ông lên ngôi chẳng bao
lâu đã phế bỏ tội phỉ báng yêu ngôn, khiến thần hạ mạnh dạn nêu những ý kiến
khác nhau. Từ đời Tần trở lại có viên quan gọi là “bí chúc” 秘祝, phàm có tai hoạ liền đổ qua cho thần hạ. Năm Văn Đế
thứ 13, hạ chiếu phế bỏ đồng thời thanh minh: Sai lầm và tội của bách quan,
hoàng đế sẽ chịu trách nhiệm. Năm sau, ông lại cấm chỉ “từ quan” 祠官 chúc
phúc cho ông. Văn Đế tự cung phụng cho mình cũng tương đối tiết kiệm, tại vị 23
năm, cung thất, ngự uyển, vật dùng cho xa kị phục ngự cùng không tăng thêm. Ông
nhiều lần hạ chiếu cấm chỉ quận quốc cống hiến kì trân dị vật. Y phục của Thận
phu nhân 慎夫人 mà ông sủng ái không dài quét đất, màn trướng không
thêu. Văn Đế từng nghĩ đến xây dựng một lộ đài, nghe nói tốn phí cả trăm lượng
vàng, ngang với sản nghiệp của hộ bậc trung, thế là thôi. Nhân vì Văn Đế đề xướng
tiết kiệm, cho nên tài chính đương thời việc khai chi có tiết chế và giảm bớt,
quý tộc quan liêu cũng không dám lạm sự thu vét, xa xỉ vô độ, từ đó giảm nhẹ những
gánh vác của nhân dân. Đó là một trong những nội dung trọng yếu “hưu dưỡng sinh
tức” 休养之息 (3).
Những kết quả mà hai đời Văn Đế Cảnh Đế thực thi nói ở trên, khiến kinh tế xã hội đương thời có được sự phát triển rõ nét, trật tự thống trị phong kiến cũng ngày càng ổn định. Những năm đầu thời Tây Hán, đại chư hầu quốc bất quá vạn nhà, nhỏ thì năm sáu trăm hộ; đến thời Văn Cảnh, lưu dân trở về lại ruộng vườn, hộ khẩu nhanh chóng tăng lên. Với Liệt Hầu phong quốc, lớn thì đến ba bốn vạn hộ, nhỏ thì cũng hộ khẩu cũng tăng gấp đôi, mà còn giàu có hơn nhiều so với quá khứ. Sự phát triển nông nghiệp khiến giá cả lương thực hạ xuống nhiều. Đầu thời Văn Đế, túc mỗi thạch hơn 10 tiền đến mấy chục tiền. Theo ghi chép trong Hán thư – Thực hoá chí 汉书 - 食货志, 70 năm từ đầu thời Hán đến khi Văn Đế lên ngôi, do bởi chính trị trong nước an định, chỉ cần không gặp thuỷ tai hạn tai, thì bách tính luôn no đủ, thương lẫm quận quốc đẩy cả lương thực. Lương thực trong kho lớn do bởi để lâu đến nổi mốc mục nên không thể ăn. Kho của chính phủ dư tài vật, tiền tài ở kinh sư có đến cả trăm ngàn vạn, dây xâu trong xâu tiền đều mục đứt. Đó là những miêu thuật vô cùng hình tượng về Văn Cảnh chi trị.
Chú của người
dịch
1- Toán phú 算赋: Là loại thuế chính
quyền triều Hán tính vào đầu người đã thành niên để trưng thu. Hán Cao Tổ năm
thứ 4 (năm 203 trước công nguyên), toán phú quy định, phàm nam nữ thành niên tuổi
từ 15 đến 56, mỗi người mối năm giao nộp 120 tiền, gọi là 1 toán, dùng để mua sắm
ngựa xe binh khí.
2- Phó tịch 傅籍: Đời Tần đời
Hán đều có chế độ “phó tịch”, cũng gọi là “danh tịch” 名籍.
Triều Tần thực hành phổ biến ở chế độ trưng binh. Phàm đàn ông đến độ tuổi
thích hợp phải đăng kí vào danh sách chuyên môn, đồng thời bắt đầu phục vụ dao
dịch, đương thời gọi đó là “phó tịch”. Tuổi phó tịch bắt đầu từ 15, đến 60 mới
(người có tước vị thì đến 56).
3- Hưu dưỡng sinh tức 休养生息: chỉ sau đại động loạn, đại biến cách thực hiện chính sách giảm nhẹ những gách vác của nhân dân, khôi phục sản xuất, ổn định trật tự xã hội.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 23/8/2021
Nguồn
TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN
增广贤文
Thanh . Chu Hi Đào 周希陶 tu đính