THỜI CỔ CHỮ “PHÁP” GIẢI THÍCH NHƯ THẾ NÀO
Không
có cái quy 规 cái
củ 矩 thì
không hình thành hình tròn hình vuông, pháp luật là sự thể hiện loại quy tắc và
trật tự. Nhưng Trung Quốc thời cổ luật lệnh nhiều, cũng có khái niệm “pháp” 法 ,
nhưng không có từ “pháp luật” 法律. Thế thì pháp luật
thời cổ như thế nào? chữ “pháp” lí giải như thế nào?
Chữ
“pháp” cổ được viết là 灋, trong bộ tự thư đầu
tiên Thuyết văn giải tự 说文解字 nổi tiếng của Hứa Thận 许慎
thời Đông Hán phân tích là:
灋 là hình luật. Bằng phẳng như nước, có chữ 水 (thuỷ). Con 廌 (trãi) đi húc
kẻ không ngay thẳng, có chữ 去 (khứ).
Chữ 法
(pháp) lấy “thuỷ” làm hình bàng, ví “pháp” phải “bằng phẳng như nước”. 廌
trong chữ灋,
theo truyền thuyết là thần thú một sừng, cũng viết là 獬豸(giải
trãi). Thần thú này tính cách chính trực, giỏi phân biệt thẳng ngay tà vạy, cho
nên “ngày xưa xử án, lệnh cho nó húc kẻ không ngay thẳng”, “húc kẻ có tội,
không húc kẻ vô tội”. Điều này đã phản ánh thời cổ tin vào sự phán quyết của thần
minh, cũng phản ánh “pháp” đại biểu cho công bằng, chính trực và chính nghĩa.
Tại
Trung Quốc, pháp luật ra đời rất sớm. Hạ là đất nước theo chế độ nô lệ đầu tiên
của Trung Quốc, pháp luật thời đó gọi chung là “Vũ hình” 禹刑. Theo chú thích trong Chu lễ - Thu quan – Tư hình 周礼 - 秋官 - 司刑:
Hình phạt của triều Hạ, đại tịch 大辟 (xử tử) có
200 điều, tẫn hình 膑刑 (chặt xương đầu
gối) có 300 điều, cung hình 宫刑 có 500 điều,
tị hình 劓刑 (xẻo mũi) cả
ngàn điều.
Chế độ
hình phạt của triều Thương gọi là “Thương hình” 商刑.
Thời Chiến Quốc, Lí Khôi 李悝nước Nguỵ trên cơ sở
tổng kết hình pháp điển của các nước chế định ra 6 thiên Pháp kinh 法经, tức đạo 盗, tặc 贼, tù 囚, bộ 捕, tạp 杂, cụ 具. Pháp kinh
lấy hình làm chính, là bộ pháp điển phong kiến đầu tiên kiêm dụng các pháp. Có
thể thấy pháp luật lúc bấy giờ lấy “hình” để đặt tên.
Sau khi
Thương Ưởng 商鞅 biến
pháp, chế định ra 6 thiên Tần luật 秦律, sau khi Tần diệt
6 nước thực hành toàn diện. Lần đầu tiên Trung Quốc kiến lập chế độ pháp luật
phong kiến thống nhất toàn quốc. Về sau, thời Hán có Cửu chương luật 九章律, thời Nguỵ Tấn có Tấn
luật 晋律, Bắc Tề luật 北齐律, thời Tuỳ có Khai Hoàng luật 开皇律. Thời Đường
Thái Tông 唐太宗, chế định ra Đường
luật 唐律 12 thiên, 500
điều. Thời Tống là Tống hình thống 宋刑统. Sau khi
Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt 元世祖忽必烈 thống nhất Trung Quốc, đã ban bố Chí Nguyên tân cách 至元新格. Thời Nguyên Anh Tông 元英宗 chế định ra Đại Nguyên thông chế 大元通制. Triều Minh gọi
là Đại Minh luật 大明律, Minh đại cáo 明大诰, triều Thanh
là Đại Thanh luật lệ 大清律例. Có thể thấy,
từ thời Tần trở về sau, pháp luật đa phần gọi là “luật” 律, kiêm cả “thống” 统
“chế” 制 “cáo” 诰.
Từ “pháp luật” 法律đến từ phương tây. Tây học dần đến phương đông là từ Nhật Bản dẫn nhập. Nó là loại quy tắc phán quyết và là hành vu chuẩn tắc mà mọi người cần tuân thủ. So với pháp luật cổ đại, Trung Quốc đã cải biến cục diện “dân hình bất phân” 民刑不分, “chư pháp hợp thể” 诸法合体 của quá khứ, chế độ pháp luật đi đến chỗ hoàn thiện.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 25/8/2021
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã,
2013