QUÂN LỄ
(tiếp theo)
2- Đại quân chi
lễ 大均之礼
Theo Chu lễ - Địa quan – Tiểu tư đồ 周礼 - 地官 - 小司徒, biên chế quân
đội thời cổ lấy 5 người làm 1 ngũ 伍, 5 ngũ (25 người)
làm 1 lưỡng 两, 4 lưỡng (100 người) làm 1 tốt 卒, 5 tốt (500 người) làm 1 lữ 旅,
5 lữ (2500 người) làm 1 sư 师, 5 sư (12.500 người)
làm 1 quân 军. Quốc gia căn cứ vào biên chế này “dĩ khởi quân lữ” 以起军旅 (trưng
binh), đồng thời “dĩ lệnh cống phú” 以令军赋 (phân bổ quân phú), cũng chính là nói, sĩ binh ứng
trưng phải tự chuẩn bị xa mã khôi giáp. Cách làm này là để thích ứng với tình
hình xã hội binh nông hợp nhất, xuất là nông, nhập là binh. Đại quân chi lễ ý tại
phân bổ đều quân phú, khiến dân chúng gánh vác đều nhau. Sau thời Đường Tống,
theo sự biến hoá của xã hội, trong quân lễ không dùng điều này.
3- Đại điền chi
lễ 大田之礼
Thời cổ,
chư hầu đều đích thân tham gia bốn mùa săn bắn, lần lượt gọi là Xuân sưu 春蒐, Hạ miêu 夏苗, Thu tiển 秋狝, Đông thú 冬狩, cho nên gọi là “đại
điền chi lễ”. Mục đích chủ yếu của lễ đại điền là kiểm duyệt số lượng chiến xa
và sĩ binh, năng lực tác chiến, huấn luyện hiệp đồng phối hợp khi có chiến
tranh trong tương lai.
4- Đại dịch chi
lễ 大役之礼
Đại dịch
chi lễ là nhân vì kiến tạo cung ấp, đê điều mà dịch sử dân chúng. Lễ đại dịch
yêu cầu căn cứ vào mạnh yếu của sức dân mà phân phái nhiệm vụ, đây cũng là tư
tưởng “vi lực bất đồng khoa” 为力不同科 mà Khổng Tử 孔子có nói.
5- Đại phong
chi lễ
Đại phong chi lễ là chư hầu hỗ tương xâm phạm, tranh đoạt lãnh thổ của đối phương, khiên dân chúng lưu li thất sở. Sau khi một phương xâm lược chịu chinh phạt, phải xác nhận cương giới vốn có, tụ tập dân cư thất tán lại. Thời cổ, cương giới đều cần đắp đất trồng cây, cho nên gọi là “đại phong chi lễ”.
Quân lễ
mà trong
- Đại sư lễ do thiên tử khi xuất
chinh thảo phạt có một loạt những quy phạm lễ nghi như quân đội điều độ, tiến
thoái có trật tự.
- Đại quân lễ là chỉ khi bậc
vương dùng để hiệu chính môn hộ, điều tiết phú thuế cũng phải dựa vào sự giúp đỡ
của quân đội, mới có thể thực hành.
- Đại điền lễ là quân lễ thi
hành khi thiên tử, chư hầu định kì săn bắn và diễn tập quân sự.
- Đại dịch lễ là chỉ quốc gia
khởi công xây dựng công trình như khơi sông, đắp thành, xây dựng cung điện lăng
mộ ... phải trưng dụng dân công, cần có quân đội cưỡng bức.
- Đại phong lễ chỉ sự tranh chấp
cương vực giữa các chư hầu quốc, sự tranh chấp phong địa giữa sĩ đại phu, cũng
cần có quân đội tham gia khám định.
Do đó có thể thấy, phạm vi quân lễ thời Tiên Tần rất rộng, không chỉ dùng trên chiến trường mà nhiều khi dùng ở trị an nội bộ. Sau thời Tần Hán, phạm vi quân lễ bắt đầu thu hẹp, biểu hiện chủ yếu là lễ xuất sư đế vương đích thân thống lĩnh quân đội thân chinh, lễ nghi đế vương nhậm mệnh đại tướng xuất chinh, lễ hiến phu khi đại quân thắng trận trở về, lễ đại duyệt, lễ điền lạp. (hết)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 27/8/2021
Nguồn
TRUNG QUỐC DÂN TỤC VĂN HOÁ TINH TUÝ
中国民俗文化精粹
Chủ biên: Vương Lệ Na
Bắc Kinh: Tuyến trang thư cục, 2016.