HOÀNG BÁ
Hoàng Bá 黄霸 (? – năm 51 trước công nguyên), tự Thứ Công 次公. Tể tướng thời Tuyên Đế 宣帝triều Tây Hán. Một trong những hiền tướng thời Tây Hán. Bệnh mất.
Hoàng Bá黄霸người Dương Hạ 阳夏Hoài
Dương 淮阳 (nay
là huyện Thái Khang 太康tỉnh Hà
Thời Chiêu Đế 昭帝, Hoắc Quang 霍光 chấp chính, dùng nghiêm hình tuấn pháp trị lí thiên hạ, khiến quan viên các nơi đua nhau lạm thi hình pháp với bách tính, chỉ có một mình Hoàng Bá lại khoan hình giản pháp, thương xót bách tính, tiếng tăm của ông lan truyền. Sau khi Tuyên Đế 宣帝 lên ngôi, triệu ông giữ chức Đình uý chính 廷尉正, phụ trách việc tư pháp toàn quốc. Ông nhiều lần thẩm lí nghi án đều công bình thoả đáng, cả triều đều khen ngợi, được nhậm làm Trưởng sử 长史 phủ Thừa tướng.
Chẳng bao lâu, Trường Sa Thiếu phủ Hạ Hầu Thắng 长沙少府夏侯胜 nhân vì phi nghị chiếu thư giữa triều, phạm tội đại bất kính. Hoàng Bá cũng nhân bị đàn hặc tội không báo nên phạm ngục tội, cùng bị giam vào ngục. Ba năm sau, hai người mới ra khỏi ngục. Hoàng Bá được làm Dương Châu Thứ sử 扬州刺史, sau lại thăng làm Dĩnh Xuyên Thái thú 颖川太守.
Đương thời, Tuyên Đế lo toan việc trị nước, nhiều lần chiếu lệnh phải thương xót bách tính, mà quan lại các nơi đều không tuyên bố trong dân, chỉ có Hoàng Bá tuyển chọn viên lại lương thiện, phân đi các nơi tuyên bố chiếu mạng, để bách tính được rõ ý chỉ của hoàng thượng. Lại chọn những phụ lão có thanh vọng giáo dục bách tính tuân giữ phép nước, ra sức công việc nông tang đề xướng tiết kiệm. Ông siêng năng chính vụ, đối với tình hình lớn nhỏ trong vùng đều rõ như trong lòng bàn tay, đồng thời ra sức thi hành giáo hoá, sau đó mới sử dụng hình tội, đối với cấp dưới cũng rất cảm thông yêu mến. Huyện thừa 县丞của huyện Hứa 许tuổi cao tai điếc, viên đốc bưu thỉnh cầu thay ông ta, Hoàng Bá không đồng ý, nói rằng:
- Hứa
Huyện thừa là vị thanh quan, tuy tuổi cao, nhưng vẫn có thể xử lí việc công thường
ngày, cho dù tai điếc cũng không trở ngại gì, hãy giúp ông ta , đừng để người
hiền đức thất vọng.
Có người hỏi duyên do, Hoàng Bá giải thích rằng:
- Cứ
một lần thay Trưởng lại, tiễn người cũ đón người mới phải tốn một mớ tiền, quan
lại gian hoạt thừa cơ lúc giao thời sẽ tiêu huỷ sổ sách văn thư, lấy trộm tài vật,
làm cho công tư đều bị tổn thất; phí dụng lại do bách tính gánh vác, còn quan mới
đến tiếp nhận cũng chưa chắc đã là hiền lương, có thể cũng không bằng người trước,
điều đó khiến lao dân tổn hao tài vật gây ra hỗn loạn. Phàm đạo trị dân, điểm
quan trọng là ở chỗ trừ bỏ cách làm quá khích mà thôi.
Do bởi Hoàng Bá trị chính ngoại khoan nội minh, khiến hộ khẩu trong địa hạt của ông hàng năm tăng trưởng, chính tích hiển trứ. Khi triều đình khảo hạch thành tích, ông được xếp hàng đầu. Vì thế, có dạo ông được thăng nhậm chức Kinh Triệu doãn 京兆尹. Chẳng bao lâu, nhân vì gặp việc lại bị biếm làm Dĩnh Xuyên Thái thú. Ông ở tại Dĩnh Xuyên trước sau 8 năm, trị lí nơi đó ngày càng tốt, một lần nữa được Tuyên Đế biểu dương, sau được phong làm Quan Nội Hầu 关内侯, Ngự sử Đại phu 御史大夫, Thái tử Thái phó 太子太傅. Năm 55 trước công nguyên, Thừa tướng Bính Cát 丙吉 bệnh và qua đời, ông nhậm mệnh tiếp nhậm làm Thừa tướng, tiến phong là Kiến Thành Hầu 建成侯.
Hoàng Bá sau khi giữ chức Tướng vẫn tuân theo ý chỉ của Tuyên Đế, thực hành giáo hóa, khuyến khích nông tang, chấp chính khoan hoà, phụng công thủ pháp. Cho nên, người đời sau xếp ông vào điển phạm của tuần lại xã hội phong kiến. Có sử gia cho rằng, những việc làm của ông sau khi bái Tướng không bằng Nguỵ Tương 魏相, Bính Cát 丙吉, Vu Định Quốc 于定国, cũng không bằng lúc ông nhậm chức Dĩnh Xuyên Thái thú. Nhưng, nói đến quan lại trị dân giỏi nhất sau khi triều Tây Hán kiến lập, vẫn là Hoàng Bá.
Năm 51 trước công nguyên, Hoàng Bá bệnh và qua đời, được truy thuỵ hiệu là Định Hầu 定侯.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 11/8/2021
Nguyên tác Trung văn
HOÀNG BÁ
黄霸
Trong quyển
TRUNG QUỐC LỊCH ĐẠI TỂ TƯỚNG LỤC
中国历代宰相录
Chủ biên: Dương Kiếm Vũ 杨剑宇
Thượng Hải văn hoá xuất bản xã, 1999