“TAM HOÀNG NGŨ ĐẾ”
(kì 1)
Thời
trước có câu:
Tự tùng Bàn Cổ khai thiên địa
Tam Hoàng ngũ Đế đáo như kim
自从盘古开天地
三皇五帝到如今
(Bắt đầu từ Bàn Cổ mở mang trời đất
Rồi tam Hoàng ngũ Đế đến hiện nay)
Bàn Cổ 盘古là vị anh hùng khai thiên lập địa trong truyền thuyết,
là đại thần sáng thế của dân tộc Trung Hoa.
Thế
thì, “tam Hoàng ngũ Đế” 三皇五帝 rốt cuộc là những
ai? là thuỷ tổ trong truyền thuyết của Trung Quốc, là nhân vật truyền thuyết
trong lịch sử Trung Quốc. Về tình hình của họ, văn hiến lịch sử có không ít những
ghi chép rời rạc, nhưng đều mang sắc thái thần thoại nồng đậm, lại còn tạp loạn
thế hệ khiến người ta không khỏi vò đầu. Theo ghi chép trong cổ thư, cách nói
“tam Hoàng ngũ Đế” không thống nhất.
“Tam Hoàng” có
6 thuyết:
- Thiên
Hoàng 天皇, Địa Hoàng 地皇, Nhân Hoàng 人皇
- Thiên
Hoàng 天皇, Địa Hoàng 地皇, Thái Hoàng 泰皇
- Phục
Hi 伏羲, Thần Nông 神农, Chúc Dung
- Phục
Hi伏羲, Nữ Oa 女娲, Thần Nông神农
- Toại
Nhân 燧人, Phục Hi伏羲, Thần Nông神农
- Phục
Hi伏羲, Thần Nông神农, Hoàng Đế 黄帝
“Ngũ Đế” có 3 thuyết:
- Phục
Hi 伏羲, Thần Nông 神农, Hoàng Đế黄帝, Nghiêu 尧, Thuấn 舜
- Hoàng
Đế黄帝, Chuyên Húc 颛顼, Đế Khốc 帝喾, Nghiêu 尧, Thuấn 舜
- Thiếu
Hạo 少昊, Chuyên Húc颛顼, Đế Khốc帝喾, Nghiêu 尧, Thuấn 舜
Nhìn từ
giác độ phát triển xã hội và nhận thức khoa học, trật tự “tam Hoàng” Toại Nhân,
Phục Hi, Thần Nông, đã phản ánh quá trình chuyển hoá từ thời đại đồ đá cũ hướng
đến thời đại đồ đá mới của tiên dân nguyên thuỷ Trung Quốc. Toại nhân biểu minh
nhân loại phát hiện ra lửa và lợi dụng lửa, Phục Hi biểu minh ở vào giai đoạn
đánh bắt cá và săn bắn, Thần Nông biểu minh nhân loại đã tiến vào thời đại nông
canh. Nhưng “tam Hoàng ngũ Đế” mà vương triều các đời sùng bái thờ tự lại là Phục
Hi, Thần Nông, Hoàng Đế là ‘tam Hoàng”; Thiếu Hạo, Chuyên Húc, Đế Khốc, Nghiêu,
Thuấn là “ngũ Đế”. Nghĩa gốc của “hoàng” 皇
là “đại” 大 (lớn); còn nghĩa gốc của “đế” 帝 là
“vương đích xưng hiệu” 王的称号 (xưng hiệu của vương). “Tam Hoàng ngũ Đế” ở vào thời đại
viễn cổ, không hề có cách xưng hô như thế, mà là từ sau thời Xuân Thu Chiến Quốc,
người ta cho rằng họ được xem là nhân vật xưng vương xưng đế, nên mới tôn phụng
họ là “tam Hoàng ngũ Đế”.
Thế
thì, rốt cuộc có “tam Hoàng ngũ Đế” – những người đó hay không? Không thể giản
đơn khẳng định, cũng không thể giản đơn phủ định. Bất luận là có hay không có sự
tồn tại của người cụ thể, danh xưng và sự tích lưu truyền của họ đều phản ánh
giai đoạn khác nhau trong sự phát triển xã hội nguyên thuỷ. Rất có khả năng họ là
sự khái quát và tượng trưng của một giai đoạn xã hội nào đó, cũng có khả năng
là danh xưng của một số bộ lạc thị tộc nào đó hoặc danh xưng của thủ lĩnh liên
minh bộ lạc. Mặc dù ghi chép văn tự hỗn loạn thế hệ, cách nói bất nhất, nhưng
nghiên cứu kĩ, chẳng phải là không có mạch lạc lịch sử có thể tìm. Đằng sau những
ghi chép hỗn loạn này, thực tế bao hàm lịch sử chân thật. Đương nhiên, những
nhân vật đại loại như thế được ghi chép trong văn hiến lịch sử có rất nhiều, đồng
thời không chỉ dừng ở “tam Hoàng ngũ Đế”, có danh xưng có đến mấy chục người,
ví dụ như còn có Hoa Tư thị 华胥氏, Hữu Sào thị 有巢氏 ...
Tại sao lại nói là “tam Hoàng ngũ Đế”. Điều này có khả năng là kết quả của Nho
gia đời sau kinh qua sự lựa chọn và gia công. Nho gia lấy thiên, địa, nhân làm ‘tam
tài”, cho nên lấy danh xưng “tam Hoàng” tương phối; lấy kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ;
làm ngũ hành, cho nên lấy “ngũ Đế” tương phối. chính do bởi Nho gia ra sức tôn
sùng, từ thời Tần Hán trở đi, “tam Hoàng ngũ Đế” được tôn phụng làm thần minh,
đưa vào tự điển 祀典 (điển
lễ tế tự), tiến hành tế tự. Năm Thiên Bảo 天宝 thứ 6 nhà Đường
(năm 747), Đường Huyền Tông 唐玄宗xuống chiếu lập miếu
“tam Hoàng ngũ Đế” để thờ phụng, chiếu viết rằng:
Tam Hoàng ngũ Đế, sáng vật thuỳ phạm, vĩnh
ngôn quy kính, nghi hữu khâm sùng.
三皇五帝, 创物垂范, 永言龟镜, 宜有钦崇
(Tam
Hoàng ngũ Đế là những vị sáng tạo ra muôn vật, điển phạm mẫu mực, mãi là gương
sáng để học theo, nên sùng kính)
Năm Kiến Long 建隆nguyên niên nhà Tống (năm 960), Tống Thái Tổ 宋太祖 phái người đi tìm lăng mộ của “tam Hoàng ngũ Đế”, đồng thời thiết lập Thủ hộ lăng, xuân thu hai mùa tế tự, kéo dài mãi cho đến thời Minh Thanh. Nhân đó hiện tại hãy còn không ít di tích liên quan đến “tam Hoàng ngũ Đế” được bảo lưu. .... (còn tiếp)
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 08/7/2021
Nguyên tác Trung văn
“TAM HOÀNG NGŨ ĐẾ”
“三皇五帝”
Trong quyển
TRUNG QUỐC VĂN HOÁ YẾU LƯỢC
中国文化要略
Tác giả: Trình Dụ Trinh 程裕祯
Bắc Kinh: Ngoại ngữ giáo học dữ nghiên cứu xuất bản
xã, 2017