Dịch thuật: Lễ khí (kì 2) - Tượng trưng thân phận

 

LỄ KHÍ

(kì 2) 

Tượng trưng thân phận

          Xã hội lễ chế nguyên là xã hội đẳng cấp, nhân vì đẳng cấp của mỗi cá nhân khác nhau, cho nên lễ nghi sử dụng tất phải khác nhau. Sự thực, lễ nghi trong cuộc sống xã hội cổ đại chính là loại dùng để khu biệt đẳng cấp.

          Thời cổ, thân phận đẳng cấp của một người trước tiên thông qua lễ nghi tế tự để xác định. Nhìn chung, thân phận của đẳng cấp của thần linh là ổn định bất biến, ví dụ Thiên là vĩnh hẳng. vĩnh viễn tôn quý, còn Địa luôn xếp ở vị trí thứ hai. Cho nên người tế Thiên vĩnh viễn là người có thân phận tôn quý. Từ đó mà suy, thân phận đẳng cấp của một người vĩnh viễn cố định. Từ giác độ lễ khí mà nói, thần linh có thân phận đẳng cấp thân phận, tất nhiên cần dùng lễ khí có quy cách cao để tế tự, lấy đó để mà loại suy.

          Ví như người xưa tế tự thần Thiên Địa Sơn Xuyên, cần căn cứ đẳng cấp của thần linh để sử dụng các loại ngọc khí. Trong Chu lễ - Ngọc nhân 周礼 - 玉人 quy định việc sử dụng ngọc khuê, nói rằng: Tế Thiên dùng “tứ khuê hữu để” 四圭有邸 1 xích 2 thốn (1); tế Địa dùng “lưỡng khuê hữu để” 两圭有邸 5 thốn; tế tự Nhật Nguyệt Tinh Thần dùng khuê bích 圭璧5 thốn. Lại quy định việc sử dụng “chương” (2), nói rằng: Thiên tử tuần thú, liên quan đến Sơn Xuyên thì dùng lễ “quán” . Với đại sơn xuyên thì dùng “đại chương” 大璋, gia thêm văn sức; với trung sơn xuyên thì dùng “trung chương” 中璋, giảm bớt văn sức; với tiểu sơn xuyên thì dùng “biên chương” 边璋, văn sức một nửa.

          Trong lễ nghi giao tiếp xã hội, thân phận khác nhau cũng dùng ngọc khí có quy cách khác nhau để tượng trưng. Trong Chu lễ 周礼 quy định, Đại khuê 大圭3 xích đại biểu thiên tử, Trấn khuê 镇圭 1 xích 2 thốn đại biểu Vương, Hoàn khuê 桓圭 9 thốn đại biểu Công, Tín khuê 信圭 7 thốn đại biểu Hầu, Cung khuê 躬圭 7 thốn đại biểu Bá. Từ cấp biệt của phẩm loại mà nói, trong Lễ kí – Ngọc tảo 礼记玉藻 quy định, thiên tử đeo Bạch ngọc 白玉, Công Hầu đeo Huyền ngọc 玄玉, Đại phu đeo Thuỷ thương ngọc 水苍玉, thế tử đeo Du ngọc 瑜玉, sĩ đem Nhuyên mân 瓀玟.

          Nói một cách ngắn gọn, phân biệt thân phận đẳng cấp là công dụng trọng yếu của lễ khí, tồn tại trong xã hội Trung Quốc truyền thống.

Chú của người dịch

1- Tứ khuê hữu để 四圭有邸: Cụm từ này trong Chu lễ - Xuân quan Đại tông bá – Điển thuỵ 周礼 - 春官大宗伯 - 典瑞.

Tứ khuê hữu để dĩ tự thiên

四圭有邸以祀天

(Tư khuê hữu để để tế Thiên)

          Chú rằng:

          Tứ khuê 四圭, tên khuê. Trịnh Tư Nông 郑司农 nói rằng, đó là hình khí đặc thù: Chính giữa là ngọc bích tròn, trên dưới và trái phải của ngọc bích nhô ra một khuê, cho nên gọi là “tứ khuê”, dùng khối ngọc hoàn chỉnh để khắc thành.

          Để là gốc, nhân vì 4 khuê đều cùng trên một bích , giống như một gốc sinh ra 4 khuê, cho nên gọi là “tứ khuê hữu để”.

(Chu lễ dịch chú 周礼译注: Dương Thiên Vũ soạn. Thượng Hải - Thượng Hải Cổ tịch xuất bản xã, 2004, trang 309)

2- Chương : Hình dạng giống khuê, từ chính giữa phân làm 2 phần. Đại chương văn sức phức tạp, trung chương văn sức tương đối đơn giản, biên chương nhỏ nhất chỉ văn sức một nửa.

          (Chu lễ dịch chú周礼译注: Dương Thiên Vũ soạn. Thượng Hải - Thượng Hải Cổ tịch xuất bản xã, 2004, trang 647)

                                                                        Huỳnh Chương Hưng

                                                                         Quy Nhơn 29/7/2021

Nguyên tác

LỄ KINH

礼经

Biên soạn: Chu Uân 周贇

Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, 20019

Previous Post Next Post