Dịch thuật: Tam quân tây hướng, phân binh kích Tần

 

TAM QUÂN TÂY HƯỚNG, PHÂN BINH KÍCH TẦN

          Sau khi Trần Thắng 陈胜 vào chiếm cứ huyện Trần , đã bố trí lại kế hoạch tấn công quân sự, lần lượt phái tướng lĩnh hướng đến các nơi phát triển, để tiện cuối cùng lật đổ sự thống trị của vương triều Tần. Các nhánh quân khởi nghĩa phụ trách nhiệm vụ khác nhau, đại để tiến hành 3 hướng.

Quân khởi nghĩa phát triển về hướng tây có 3 nhánh:

- Lấy Ngô Quảng 吴广 làm Giả vương 假王, thống lĩnh một số tướng lĩnh, đánh Huỳnh Dương 荥阳 phía tây (nay là Huỳnh Dương荥阳 Nam 河南).

          - Quân khởi nghĩa do Chu Văn 周文thống lĩnh, đi qua Hàm Cốc Quan 函谷关, tấn công Hàm Dương 咸阳.

          - Quân khởi nghĩa do Tống Lưu 宋留 thống lĩnh, hướng về phía tây nam tiến tấn công Nam Dương 南阳, từ Vũ Quang 武关 tiến vào quan trung.

Quân khởi nghĩa phát triển về hướng bắc có 2 nhánh:

          - Một nhánh quân khởi nghĩa do Vũ Thần 武臣, Trương Nhĩ 张耳, Trần Dư 陈馀  thống lĩnh, phía bắc vượt Hoàng hà 黄河, tấn công khu vực nguyên là nước Việt.

          - Một nhánh quân khởi nghĩa do Chu Thị 周市thống lĩnh, tấn công khu vực nguyên là nước Nguỵ.

Quân khởi nghĩa phát triển về hướng nam có 2 nhánh:

          - Một nhánh do Đặng Tông 邓宗 thống lĩnh, hướng về nam tấn công quận Cửu Giang 九江 (nay là dải Giang Tây 江西, An Huy 安徽).

          - Một nhánh quân khởi nghĩa của Thiệu Bình 召平 hướng về phía đông nam tấn công Quảng Lăng 广陵 (nay là Dương Châu 扬州 Giang Tô 江苏).

          Quân khởi nghĩa các lộ nêu trên phân binh xuất kích, tiến quân nhanh chóng, đẩy mạnh cuộc đấu tranh phản Tần trong toàn quốc. Trong đó, 3 nhánh quân khởi nghĩa tiến về hướng tây, mục tiêu là trực chỉ vùng quan trung vương triều Tần thống trị, nhưng tình hình tiến triển quân sự của họ bất nhất. Quân khởi nghĩa do Ngô Quảng thống lĩnh bao gồm các quân của Điền Tang 田臧, Lí Quy 李归, tấn công Huỳnh Dương ở tây bắc. Nhánh quân khởi nghĩa này, lúc đầu tiến quân thuận lợi, nhanh chóng tấn công đến dưới thành Huỳnh Dương, đồng thời bao vây chặt thành Huỳnh Dương. Huỳnh Dương là địa điểm xung yếu thông thẳng đến phía đông, có địa vị đặc thù về quân sự, triều Tần phái Quận thú Tam Xuyên 三川là Lí Do 李由 đem trọng binh phòng thủ. Lí Do dựa vào công sự phòng thành kiên cố để tranh giao tranh chính diện với quân khởi nghĩa, khiến quân khởi nghĩa tấn công lâu mà không hạ được, cục diện hai bên giằng co, tiến triển về quân sự không lớn.

          Một nhánh nghĩa quân khác do Chu Văn thống lĩnh, là chủ lực của quân khởi nghĩa. Khi Ngô Quảng bao vây Huỳnh Dương, Trần Thắng trao cho Chu Văn ấn tướng, mệnh lệnh ông tiến lấy quan trung. Chu Văn lợi dụng quân khởi nghĩa Ngô Quảng bao vây Huỳnh Dương, khống chế được điều kiện có lợi của quân Tần quận Tam Xuyên, sau khi dùng thế như chẻ tre thâm nhập, nhanh chóng công hạ cửa Hàm Cốc Quan ở quan trung (nay là phía bắc Linh Bảo 灵宝Hà Nam 河南). Chủ lực của nhánh tây chinh này tiến triển thần tốc, dọc đường rất nhiều nông dân lũ lượt gia nhập quân khởi nghĩa, nhân đó khiến đội ngũ không ngừng lớn mạnh. Khi đến Hàm Cốc Quan, đã có ngàn chiếc binh xa, mấy chục vạn binh sĩ. Sau khi Chu Văn đột phá Hàm Cốc Quan, lập tức thừa thắng tiến lên, trực chỉ sào huyệt Huỳnh Dương do vương triều Tần thống trị. Tháng 9 Tần Nhị Thế 秦二世 nguyên niên (năm 209 trước công nguyên), quân khởi nghĩa tiến đóng ở đất Hí (nay là phía đông bắc Lâm Đồng 临潼 Thiểm Tây 陕西). Nơi đây phía tây cách Hàm Dương chỉ trăm dặm, trực tiếp uy hiếp sự an toàn của đô thành triều Tần. … (còn tiếp)

                                                                     Huỳnh Chương Hưng

                                                                     Quy Nhơn 03/6/2021

Nguyên tác Trung văn

TAM QUÂN TÂY HƯỚNG   PHÂN BINH KÍCH TẦN

三军西向  分兵击秦

Trong quyển

TẦN HÁN SỬ THOẠI

秦汉史话

Tác giả: Phan Quốc Cơ 潘国基

Bắc Kinh: Trung Quốc quốc tế quảng bá xuất bản xã, 2007

Previous Post Next Post