Dịch thuật: Sự ra đời và phát triển của tính thị

 

SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÍNH THỊ

         Tính thị 姓氏 là một loại phù hiệu đánh dấu mối quan hệ huyết thống trong cơ cấu xã hội. Trong quá trình phát triển của lịch sử, các thành viên xã hội được phú cho một số tính quy định, dùng để điều chỉnh và duy trì kết loại cấu xã hội nào đó, thế là hình thành chế độ tính thị. Do bởi dân tộc, ngôn ngữ, văn tự, tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, nên chế độ tính thị của các nước và các dân tộc rất đa dạng phong phú. Ví dụ như, tính thị của các nước phương tây đa phần mang sắc thái tôn giáo, còn tính thị Trung Quốc thì chủ yếu mang sắc thái tông pháp. Nhân đó, tính thị được xem là loại phù hiệu văn hoá, nội hàm mà nó bao hàm vô cùng phong phú, được xem là một loại văn hoá chế độ, đặc trưng văn hoá về tính tổng hợp của nó lại vô cùng rõ ràng. Chế độ tính thị của Trung Quốc cũng không ngoại lệ.

          Chế độ tính thị của Trung Quốc nói ở đây là chỉ chế độ tính thị lấy Hán tộc làm chủ thể mà tuyệt đại đa số người Trung Quốc sở dụng. Nó có một số đặc điểm như sau:

         - Nó là sản vật của mối quan hệ huyết thống thị tộc, lại là biểu hiện của chế độ tông pháp, nguồn gốc lịch sử của nó rất lâu đời, là một trong những chế độ tính thị cổ xưa nhất trên thế giới. Nếu muốn truy tìm nguồn gốc của một tính nào đó, có thể phải truy ngược lên mấy ngàn năm trước. Trong lịch sử thế giới không phải là thấy nhiều.

          - Trong xã hội phong kiến trường kì, nó kết hợp với lễ chế phong kiến, nêu chiêu bài đồng tính đồng tông, nâng cao danh môn đại tính, trở thành công cụ đắc lực cho việc bảo hộ trật tự thống trị phong kiến và lợi ích của đại địa chủ, như “môn phiệt chế độ” thịnh hành vào thời kì Nguỵ Tấn.

          - Nó tuy lấy tính thị mà Hán tộc vốn có làm chủ thể, nhưng cũng hấp thu và dung nạp nhiều thành phần văn hoá của các dân tộc khác, nhân đó, nó đã thành tượng trưng cho sự đoàn kết và dung hợp các dân tộc. Những họ mà chúng ta thấy trong hiện thực cuộc sống như họ Trương , họ Vương không nhất định phải là Hán tộc, họ Mộ Dung 慕容, họ Vũ Văn 宇文cũng không nhất định là dân tộc thiểu số.

          Tính thị của Trung Quốc ra đời vào lúc nào? Nhìn chung người ta cho rằng có thể truy ngược lên đến xã hội thị tộc mẫu hệ. Người thời đó dựa theo huyết thống mẫu hệ phân làm một số thị tộc, mỗi thị tộc đều lấy totem hoặc địa hình cư trú hình thành tộc hiệu khu biệt lẫn nhau, tộc hiệu này chính là “tính” . Trong Thuyết văn giải tự - Nữ bộ 说文解字 - 女部có ghi:

          Tính, nhân sở sinh dã. Cổ chi thần thánh, mẫu cảm thiên nhi sinh tử, cố xưng thiên tử. Tùng nữ, tùng sinh.

          , 人所生也. 古之神圣, 母感天而生子, 故称天子. 从女, 从生

          (Tính là tên gọi của gia tộc của người được sinh ra. Thánh nhân thời thượng cổ, người mẹ cảm thụ thần vật của trời phát sinh cảm ứng mà sinh ra người con, cho nên xưng là thiên tử. Tính là chữ hội ý kiêm hình thanh, dùng chữ (nữ) và chữ (sinh) biểu thị phụ nữ sinh dục; cũng là thanh phù.)

          Kì thực chính là ý nghĩa chỉ biết mẹ mà không biết cha. Như ông Tiết là tổ tiên của tộc Thương trong truyền thuyết là do người mẹ là Giản Địch 简狄 nuốt trứng huyền điểu rồi có thai mà sinh ra ông; Hậu Tắc 后稷 là tổ tiên của tộc Chu là do người mẹ là Khương Nguyên 姜嫄 giẫm lên dấu chân của thiên đế rồi có thai mà sinh ra ông. Những truyền thuyết này ở một trình độ nhất định đã phản ánh trạng huống hôn nhân của xã hội mẫu hệ. Đế vương thời viễn cổ trong truyền thuyết, tính của họ đều mang chữ (nữ) bên cạnh, như:

          - Viêm Đế 炎帝 tính Khương

          - Hoàng Đế 黄帝tính Cơ

          - Thiếu Hạo 少昊 tính Doanh

          - Ngu Thuấn 虞舜 tính Diêu

          - Hạ Vũ 夏禹tính Tự

          Sự ra đời của “thị” so với “tính” muộn hơn một chút, đó là do bởi con cháu thị tộc cùng huyết thống mẫu hệ sinh sôi, nhân khẩu ngày càng đông, cùng một mẫu tộc phân thành một số chi tộc dời đến một nơi khác cư trú và sinh sống, mỗi chi tộc đều có xưng hiệu để khu biệt với chi tộc khác, xưng hiệu đó chính là “thị” . Mỗi thị tộc phân thành bao nhiêu chi tộc thì có bấy nhiêu “thị”. Vì thế có thể nói, “tính” đại biểu cho huyết thống mẫu hệ, “thị” đại biểu cho phân chi thị tộc; “tính” là bất biến, “thị” có thể biến đổi; “tính” khu biệt huyết thống, “thị” khu biệt con cháu. Đó chính là sự khu biệt căn bản giữa tính với thị ở giai đoạn sớm nhất.... (còn tiếp)

                                                                           Huỳnh Chương Hưng

                                                                           Quy Nhơn 22/6/2021

Nguyên tác Trung văn

TÍNH THỊ ĐÍCH SẢN SINH DỮ PHÁT TRIỂN

姓氏的产生与发展

Trong quyển

TRUNG QUỐC VĂN HOÁ YẾU LƯỢC

中国文化要略

Tác giả: Trình Dụ Trinh 程裕祯

Bắc Kinh: Ngoại ngữ giáo học dữ nghiên cứu xuất bản xã, 2017

Previous Post Next Post