PHÂN TRÌNH
HỀ HÀ LƯƠNG (47)
分程兮河梁
Chia tay nơi hà lương
Hà lương 河梁: Vốn nghĩa là cây cầu bắc qua
sông, về sau trong thơ cổ Trung Quốc thường được dùng chỉ sự tiễn biệt,
chỉ nơi tiễn biệt.
Trong Dữ Tô Vũ 与苏武 của Lí Lăng 李陵 đời
Hán, ở bài thứ 3 có câu:
Huề thủ thướng
hà lương
Du tử mộ hà
chi?
Bồi hồi hề
lộ trắc
Lượng lượng
bất đắc từ
............
携手上河梁
游子暮何之
徘徊蹊路侧
悢悢不得辞
..............
(Dắt tay nhau bước lên cầu
Đêm nay du tử đi về đâu?
Bồi hồi nơi lối đi bên đường
Đau buồn không nỡ từ biệt)
..............
Trong bài Tống biệt 送别 của Phạm Vân 范云 thời Nam Bắc Triều có
câu:
Đông phong
liễu tuyến trường
Tống lang
thướng hà lương
东风柳线长
送郎上河梁
(Gió xuân thổi qua cành liều đã
dài
Tiễn chàng bước lên cầu)
Trong
bài Biệt Tiêu Ti Nghị 别萧谘议của Vương Dung
王融 thời
Nam Bắc Triều có câu:
Bồi hồi tương sở ái
Tích biệt tại hà lương
徘徊将所爱
惜别在河梁
(Bồi hồi đem những yêu thương
Tại hà lương đau buồn tiễn biệt)
Thành
ngữ Trung Quốc có câu “Hà lương huề thủ” 河梁携手 “Hà lương chi
biệt” 河梁之别được dùng để chỉ sự tiễn biệt.
Theo ý
riêng với câu 47 “Phân trình hề hà lương” 分程兮河梁 này, tác giả Đặng
Trần Côn đã liên tưởng đến câu “Huề thủ thướng hà lương” 携手上河梁 trong
bài Dữ Tô Vũ 与苏武 của Lí Lăng, và cả câu 48 “Bồi hồi hề lộ bàng” 徘徊兮路傍 là từ
câu “Bồi hồi hề lộ trắc” 徘徊蹊路侧 trong bài này.
Câu 47 này, bản diễn Nôm “Chinh phụ ngâm diễn ca” tương truyền của
Đoàn Thị Điểm là:
Hà lương chia rẽ đường này (43)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 17/6/2021