Dịch thuật: Phạm Lãi (tiếp theo kì 3) (Hổ chi uy)

 

PHẠM LÃI

(tiếp theo kì 3) 

          Phạm Lãi trong nước ngoài việc chỉnh đốn binh mã, phát triển kinh tế ra, còn không quên hối lộ Ngô Vương cùng Bá Bỉ, khiến họ không đề phòng, đồng thời làm tiêu hao thực lực nước Ngô, khiến Ngô Vương lười nhác đoạ lạc.

          Phạm Lãi biết Ngô Vương thích mặc y phục hoa lệ, thế là nói với Việt Vương:

          - Ngài nên mệnh cho Việt Hậu dẫn một nhóm cung nữ, dùng loại cát ma 葛麻  của nước Việt, dệt ra loại vải tốt nhất, may thành y phục hoa lệ để dâng cho Ngô Vương.

          Câu Tiễn nghe qua lắc đầu, Câu Tiễn làm sao có được những thứ đó, những thứ đó có được không phải dễ?

          - “Không nỡ để mất cái nhỏ, tất sẽ mất cái lớn! Thứ mà Phù Sai thích nhất đó là kẻ khác thần phục ông ta, đó chính là nguyên nhân Phù Sai thân cận Bá Bỉ mà xa lánh Ngũ Tử Tư, Hãy nghe lời thần, nếu không sẽ  phí 3 năm nhẫn nhục.

          Khi nhìn thấy nước Việt tiến cống 10 vạn tấm vải cát ma cùng một số lượng lớn cát bào thêu, Ngô Vương hớn hở, nhìn thấy áo bào do Việt Hậu đích thân dệt, bên trên thêu núi rừng cây cỏ nước Việt, đồ hình sinh động, màu sắc tươi đẹp, Phù Sai than rằng:

          - Xem ra Việt Vương và Việt Hậu quả thực là chân thành thần phục ta! Thật khó cho một quốc gia nhỏ bé như thế, ta sẽ gia phong 1000 dặm đất đai cho nước Việt.

          Quả nhiên, Ngô Vương từ trong số đất đai đoạt được cắt phân cho nước Việt 1000 dặm, nước Việt trong phút chốc rộng lớn lên nhiều.

          Về sau, Phạm Lãi, Văn Chủng được biết Ngô Vương định xây dựng Cô Tô đài 姑苏台. Thế là hai người bèn dâng kế lên Việt Vương, nói rằng:

          - Đại vương sao không tặng một số lượng lớn gỗ cho nước Ngô?

          Nói xong, Phạm Lãi và Văn Chủng đều cười.

          Câu Tiễn há không biết lí lẽ, liền phái người chặt gỗ tặng cho Phù Sai. Ngô vương Phù Sai vừa nhìn thấy gỗ vừa dài vừa lớn như thế, nếu chỉ xây một toà Cô Tô đài nho nhỏ, há là chẳng lãng phí lắm sao? Thế là công trình Cô Tô đài được mở rộng mấy chục lần. Một số đại thần để xuất ý kiến phản đối, Ngô Vương Phù Sai lại nói rằng:

          - Dù sao không dùng thì uổng, kim ngân tài bảo trong quốc khố vẫn không phải là riêng mình ta chuẩn bị. Ta tin rằng qua mấy năm, quốc khố sẽ đầy.

          Như vậy, Ngô Vương Phù Sai dùng thời gian 3 năm cuối cùng hoàn thành Cô Tô đài, trong phút chốc quốc khố trống rỗng, đất đai hoang vu, rất nhiều bách tính đã bỏ mạng.

          Sau khi xây xong Cô Tô đài, Ngô Vương hạ lệnh chọn mĩ nữ trong cả nước, bổ sung vào hậu cung, như vậy quốc khố càng thêm trống rỗng. Một lần nọ, Phạm Lãi tại núi Vinh La 荣罗 tìm được một mĩ nữ tên là Tây Thi 西施, sau khi đích thân ông chỉ dạy, Tây Thi được đưa đến nước Ngô, dâng lên cho Phù Sai. Ngô Vương Phù Sai nhìn thất người đẹp Tây thi liền say mê. Từ đó, Phù Sai ngày đêm uống rượu vui chơi tại Cô Tô đài.

          Tây Thi thường trước mặt Ngô Vương Phù Sai nói những lời tốt đẹp về nước Việt. Và như thế, Ngô Vương Phù Sai đối với nước Việt không hề có chút phòng bị nào.

          Năm 489 trước công nguyên, Ngô Vương Phù Sai nghe tin Tề Cảnh Công 齐景公 qua đời, quốc vương kế vị hãy còn nhỏ tuổi không có quyền hành, đại thần tranh quyền đoạt lợi, nước Tề đại loạn. Ngô Vương Phù Sai lại nghĩ đến bá nghiệp của mình, muốn hưng binh thảo phạt nước Tề. Sau khi tin tức truyền đến nước Việt, Văn Chủng nói với Câu Tiễn rằng:

          - Hiện tại Ngô Vương đã tin tưởng nước Việt, xin đại vương chuẩn y cho thần đến nước Ngô mượn lương, nhân cơ hội đó dọ thám thái độ của Ngô Vương đối với nước Việt.

          Đối với kiến nghị của Văn Chủng, Phạm Lãi vô cùng tán đồng, tiếp đó nói rằng:

          - Đến lúc đó, đại vương đem lương thực mới mượn được tích trữ lại, đem lương thực cũ trong kho phát cho bách tính, để bách tính biết lương thực cũ là từ nước Ngô mượn về, có như vậy bách tính mới sinh lòng oán hận nước Ngô, lại còn vui lòng giúp chúng ta.

          Sau khi Văn Chủng từ nước Ngô mượn lương thực về, Việt vương mệnh lệnh đem lương thực cũ phát cho bách tính dùng. Bách tính nước Việt ăn vào cảm thấy khó nuốt, trong lòng nảy sinh oán hận, nghị luận phân phân: “Mong Việt Vương đem binh đánh nước Ngô”. Việt Vương sau khi nghe qua, liền vội phái quan đi vỗ yên bách tính.

          Năm 485 trước công nguyên, đại quân nước Ngô chuẩn bị đánh nước Tề, Phạm lãi liền nói với Việt Vương:

          - Ngài cần phải xuất binh trợ giúp quân Ngô .....

                                                                                 (còn tiếp)

                                                                 Huỳnh Chương Hưng

                                                                 Quy Nhơn 13/6/2021

Nguyên tác

PHẠM LÃI

范蠡

Trong quyển

HỔ CHI UY

虎之威

Tác giả: Hàn Tố Văn 韩素文

Bắc Kinh: Trung Quốc Trường An xuất bản xã, 2006.

Previous Post Next Post