ĐIỀU ƯỚC THIỀN UYÊN GIỮA TỐNG VÀ LIÊU
Sau
khi Tống Thái Tông 宋太宗qua đời, Tống Chân Tông 宋真宗 kế vị. Năm 1004, nước Liêu phía
đông bắc xuất 20 vạn quân đánh triều Tống. Tin cấp báo không ngừng truyền đến
Khấu Chuẩn 寇准
lúc bấy giờ đã là Tể
tướng. Một buổi tối nọ, tin đến 5 lần. Tống Chân Tông vô cùng hoảng loạn. Cuối
cùng dưới sự kiên trì của Khấu Chuẩn, Tống Chân Tông đành phải đáp ứng ngự giá
thân chinh. Qua mấy ngày, quân Liêu đã đánh đến Thiền Châu 澶州 (nay thuộc tỉnh Hồ Nam 湖南), cách Đông kinh 东京 chỉ có mấy trăm dặm, tình huống
rất khẩn cấp. Có một đại thần tên Vương Khâm Nhược 王钦若 khuyên hoàng đế bỏ chạy, dời đô
thành xuống phía nam. Tống Chân Tông chưa có chủ ý, cho gọi Khấu Chuẩn đến, trước
mặt Vương Khâm Nhược đem việc có người chủ trương dời đô nói với ông. Khấu Chuẩn
biết ai là người đưa ra chủ ý đó nhưng giả vờ không biết, nghiêm khắc nói rằng:
-
Ai là người đưa ra chủ ý đó? Người đưa ra
chủ ý đó phải bị chém đầu. Nếu hiện tại bệ hạ đích thân xuất chinh, các tướng
sĩ dũng khí tăng lên gấp bội, đánh bại quân địch. Nếu dời đô xuống phía nam,
nhân tâm sẽ dao động, khó mà giữ được thiên hạ.
Lời
của Khấu Chuẩn, từng câu đều có lí, Tống Chân Tông không có lời nào đáp lại,
đành miễn cưỡng đồng ý đích thân xuất mã. Khấu Chuẩn thấy hoàng thượng đồng ý
thân chinh, trong lòng vô cùng vui mừng, liền điều động tập trung binh mã, chuẩn
bị một trận tử chiến với quân Liêu, triệt để đánh bại quân địch.
Tống
Chân Tông và Khấu Chuẩn thống lĩnh nhân mã rời Đông kinh tiến lên phía bắc,
đóng doanh trại tại Vi Thành 韦城 (nay là trong địa phận tỉnh Hà Nam 河南). Nghe nói quân Liêu binh mã vô
cùng hung hãn, Tống Chân Tông lại lo sợ. Lại có một đại thần thừa cơ đề xuất với
Tống Chân Tông việc đến phía nam. Tống Chân Tông phái người tìm Khấu Chuẩn đến,
hỏi rằng:
-
Có người khuyên trẫm đến phía nam để
tránh nguy hiểm, khanh xem như thế nào?
Khấu Chuẩn
trong lòng nổi giận, nhưng vẫn nhẫn nại nói rằng:
-
Tướng sĩ tiền phương ngày đêm trông ngóng
bệ hạ! Họ biết bệ hạ thân chinh, dũng khí sẽ tăng lên gấp bội, nếu bệ hạ bỏ đi
trước, quân tâm dao động, sẽ bại trận. Đến lúc đó, cho dù có chạy về phía nam
cũng không giữ được.
Tống
Chân Tông nghe qua, vẫn chưa hạ quyết tâm, chau mày không nói tiếng nào. Khấu
Chuẩn lui ra trước. Vừa mới lui ra gặp phải tướng quân Cao Quỳnh 高琼, liền nói với ông ta:
-
Lần này tướng quân định như thế nào để ra
sức báo đáp đất nước?
Cao
Quỳnh nói rằng:
-
Tôi là kẻ võ phu, nguyện tử chiến vì đất
nước.
-
Được lắm. Ông đi theo tôi.
Khấu
Chuẩn đưa Cao Quỳnh đến trước mặt Tống Chân Tông, nói rằng:
-
Những lời thần lúc nãy nói với bệ hạ, nếu
bệ hạ không tin thì thử hỏi Cao Quỳnh.
Tiếp
đó, ông lại đem việc phản đối dời đô và việc chủ trương thân chính nói ra. Cao
Quỳnh nghe qua, liền nói với Tống Chân Tông:
-
Khấu Thừa tướng nói rất đúng, bệ hạ nên
nghe. Chỉ cần bệ hạ đến Thiền Châu, các tướng sĩ sẽ liều mình giết giặc, không
lo đánh bại quân Liêu.
Khấu
Chuẩn kích động tiếp lời:
-
Đúng vậy. Bệ hạ. Trước mắt là thời cơ tốt
để đánh bại quân Liêu. Bệ hạ nên lập tức xuất chinh.
Tống
Chân Tông nghe Khấu Chuẩn nói đã lộ sắc mặt hân hoan, ngẩng đầu nhìn vệ quan
Vương Ứng Xương 王应昌
đứng bên cạnh.
Vương Ứng Xương liền nắm chặt chuôi kiếm, nói rằng:
-
Bệ hạ thân chinh, nhất định thành công. Nếu
chúng ta lui về phía sau, quân địch càng hung hãn hơn.
Thái
độ kiên quyết kháng địch của Khấu Chuẩn và hai viên võ tướng đã cảm hoá Tống
Chân Tông, Tống Chân Tông gật đầu nói rằng:
-
Được, đến Thiền Châu đi!
Tin Tống Chân Tông thân chinh truyền đến tiền tuyến, tướng sĩ quân Tống quả nhiên sĩ khí tăng lên. Tống Chân Tông đến Thiền Châu, đem việc chỉ huy đánh trận giao cho Khấu Chuẩn, tự mình núp trong thành không ra. Khấu Chuẩn bận từ sớm đến tối, ngay cả thành cũng không rời được, quân địch đến, liền chỉ huy tướng sĩ tác chiến. Quân địch thoái lui, thỉ ở trên thành uống rượu, thung dung như thường ngày. Quân Liêu bị đánh bại, đành phải đáp ứng giảng hoà với triều Tống. Tống Chân Tông cũng không muốn đánh nhau nữa, liền phái sứ giả đàm phán cùng quân Liêu. Tống Chân Tông phái sứ giả Tào Lợi Dụng 曹利用đi đàm phán, cuối cùng thương lượng xong: Triều Tống mỗi năm cấp cho nước Liêu 10 vạn lượng bạc, 20 vạn tấm lụa. Quân Liêu rút lui, như vậy. triều Tống tuy thắng những cũng giống như bại, y theo điều ước, mỗi năm cấp bạc và lụa cho nước Liêu. Nhân vì Thiền Châu 澶州 cũng gọi là Thiền Uyên 澶渊, cho nên điều ước đó gọi là “Thiền Uyên chi minh” 澶渊之盟.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 25/6/2021
TRUNG HOA THƯỢNG HẠ NGŨ THIÊN NIÊN
中华上下五千年
Chủ biên: Lí Tinh 李晶
Nam Kinh đại học xuất bản xã, 2007