好学之忍
(其三)
宁越忍劳于十五年之昼夜, 仲淹忍饥于一盆之粟粥
(忍经)
HIẾU
HỌC CHI NHẪN
(kì tam)
Ninh Việt nhẫn lao vu thập ngũ niên
chi trú dạ, Trọng Yêm nhẫn cơ vu nhất bồn chi túc chúc.
(Nhẫn kinh)
HIẾU HỌC CHI NHẪN
(kì 3)
Ninh Việt nhẫn nại chịu gian khổ ngày đêm mười lăm năm, Phạm Trọng Yêm nhẫn nại chịu đói mỗi ngày chỉ húp một bát cháo. Cuối cùng đọc sách họ có được thành tựu lớn.
Chú của
nguyên tác
Ninh Việt
宁越, người Trung Mâu 中牟.
Lúc lao động cày cấy gian khổ nói với bạn rằng: “Làm sao mới có thể thoát được
gian khổ đây” Người bạn nói rằng: “Chẳng bằng đọc sách, học tập 30 năm thì có
thể thoát được lao khổ.” Ninh Việt nói rằng: “Tôi chỉ cần 15 năm, người khác
nghỉ ngơi, tôi không nghỉ ngơi; người khác ngủ, tôi không ngủ.” Mười lăm năm
sau, Ninh Việt cuối cùng trở thành thầy của Chu Uy Công 周威公.
Phạm Trọng Yêm 范仲淹 đời Tống, tự Hi Văn 希文, người Tô Châu 苏州. Ban đầu trú ở gian phòng của một vị hoà thượng tại núi Trường Bạch 长白 để đọc sách, mỗi ngày nấu 3 thăng cháo đặt trong hộp, qua hôm sau đông lại thành khối, dùng dao phân làm 4 phần, sớm tối lấy 2 phần, mấy chục cọng hẹ, nửa chén nước cây me đất, đun nóng lên ăn, cuộc sống thanh đạm như vậy. Ba năm sau ông đậu Tiến sĩ. Thời Tống Nhân Tông 宋仁宗nhậm chức Tham tri chính sự 参知政事. Sau khi mất có tên thuỵ là Văn Chính 文正.
Yếu nghĩa
Ninh Việt
thời Chiến Quốc, phát phẫn học tập, người ta mất 30 năm mới có thể học xong,
ông không nghỉ ngơi, ngủ ít, chỉ mất 15 năm đã học xong, cuối cùng trở thành thầy
của Chu Uy Công.
Phạm Trọng Yêm từ nhỏ nhà nghèo, nấu một bát cháo, để đông lại rồi chia làm 4 phần, mỗi sớm tối ăn 2 phần, dành thời gian để đọc sách, cuối cùng trở thành một hiền thần nổi tiếng trong lịch sử. Ninh Việt chịu khổ, Phạm Trọng Yêm chịu đói, là nhân tố trọng yếu để họ học tập có thành tựu.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 01/6/2021
Nguồn
ĐẠO ĐỨC KINH
道德经
(Xuân Thu) Lí
Nhĩ 李耳
Bắc Kinh Yên Sơn xuất bản xã