BÍ ẨN CÔ TÔ ĐÀI
Cô Tô 姑苏, là biệt danh của Tô Châu 苏州.
Tương truyền tên gọi này có liên quan đến một mưu thần tên Tư 胥của triều Hạ, tinh thông thiên văn địa lí, nhân vì ông
có công giúp Đại Vũ 大禹trị thuỷ nên được đất phong ở Ngô 吴, từ đó vùng này có tên là Cô Tư 姑胥, mà từ “Tư” 胥 trong tiếng ở đất Ngô có âm đọc tương cận với từ “tô” 苏, chữ “tô” 苏 so với chữ “tư” 胥 lại thông tục dễ
hiểu hơn, cho nên “Cô Tô” 姑苏 dần dần thay thế cho “Cô Tư” 姑胥.
Cũng có người nói, sự truyền bá tên gọi “Cô Tô” ở một mức độ lớn là từ Cô Tô
đài 姑苏台 hào
hoa tráng lệ của ngày xưa ở nơi đây. Lí Bạch 李白
từng tại nơi đây lưu lại bài thơ Tô đài
lãm cổ 苏台览古, trong bài có câu:
Chỉ kim duy hữu tây giang nguyệt
Tằng chiếu Ngô Vương cung lí nhân
只今唯有西江月
曾照吴王宫里人
(Nay chỉ còn trăng tây giang như ngày nào
Từng chiếu đến người trong cung Ngô Vương)
Sảo sảo lai Ngô đô
Bồi hồi thướng Cô Tô
..........
Mục cực tâm cánh viễn
Bi ca đản trường hô
稍稍来吴都
徘徊上姑苏
..........
目极心更远
悲歌但长呼
(Dần dà lại đến đô thành nước Ngô
Bồi hồi lên đài Cô Tô
..........
Đưa mắt nhìn ra xa lòng vô cùng tưởng nhớ
Chỉ biết cất tiếng than dài buồn bã)
Cảm
khái than rằng, ngày xưa Cô Tô đài phồn hoa xa xỉ, ca vũ thăng bình, trải qua
cuộc tang thương lịch sử cả ngàn năm, đều triều Đường chỉ còn lại một ngọn núi
hoang lương.
Người đời
sau không ngăn nổi nhìn nay nhớ xưa, ra sức tìm kiếm sự vinh nhục hưng suy của Cô
Tô đài năm nào mà nay đã không còn tồn tại.
Tra cứu
lịch sử văn hoá kiến trúc cổ của Trung Quốc, có thể thấy sớm từ vương triều
Thương, nhân dân cần lao trí tuệ đã có cơ sở về loại kiến trúc toà lầu chân cao
tương đối thâm hậu, Lộc đài 鹿台 mà họ xây dựng cao đến hơn ngàn xích, theo truyền thuyết,
leo lên trên đó dường như đang cưỡi mây lướt gió, có thể nhìn khắp thiên hạ,
ngay cả tiếng kêu của chim phụng chim hạc đều có thể thông thẳng lên trời xanh.
Đến vương triều Chu, các nước chư hầu càng cạnh tranh nhau mô phỏng theo, Sở
Linh Vương 楚灵王 xây
Chương Hoa đài 章华台, Ngô Vương 吴王 thì không tiếc sức lực và tiền tài của dân, xây dựng
Cô Tô đài 姑苏台
chạm vàng khảm ngọc, khí thế hùng vĩ.
Trong Sử kí – Ngô Thái Bá thế gia - Tập giải 史记 - 吴太伯世家- 集解 có dẫn lời trong Việt
tuyệt thư 越绝书:
Hạp Lư khởi Cô Tô đài, tam niên tụ tài, ngũ niên
nãi thành, cao kiến tam bách lí.
阖闾起姑苏台, 三年聚材, 五年乃成, 高见三百里.
(Hạp Lư
xây Cô Tô dài, ba năm thu gom tài vật, năm năm hoàn thành, cao đến ba trăm lí)
Kết hợp
với chú thích trong Sách ẩn 索隐:
Cô Tô, đài danh, tại Ngô huyện tam thập
lí.
姑苏, 台名, 在吴县三十里
(Cô Tô là tên đài, tại huyện Ngô ba mươi dặm)
Có thể
thấy, Cô Tô đài toạ lạc tại 30 dặm phía tây huyện Ngô 吴 (nay là trong
thành phố Tô Châu 苏州Giang Tô 江苏), là nơi mà Ngô
Vương Hạp Lư trải qua 3 năm thu gom tài vật, lại hao phí thêm thời gian 5 năm
xây dựng mà thành. Trong Ngô địa kí 吴地记 cũng có chứng
cứ có thể tra:
Cô Tô đài tại Ngô huyện tây nam tam thập ngũ
lí, Hạp Lư tạo, kinh doanh cửu niên thuỷ thành, kì đài cao tam bách trượng, vọng
kiến tam bách lí ngoại, tác cửu khúc lộ dĩ đăng chi.
姑苏台在吴县西南三十五里, 阖闾造, 经营九年始成, 其台高三百丈, 望见三百里外, 作九曲路以登之.
(Cô Tô
đài tại phía tây nam huyện Ngô 35 dặm, do Hạp Lư xây dựng, trải qua 9 năm mới
hoàn thành, đài cao 300 trượng, có thể nhìn ra xa ngoài 300 dặm, làm 9 khúc đường
để lên đài.)
Nội
dung ghi chép ở đây cơ bản nhất trí với những lời thuật ở trước...
(còn tiếp)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 06/5/2021
Nguyên tác Trung văn
CÔ TÔ ĐÀI CHI MÊ
姑苏台之谜
Tác giả: Địch Xuân Hồng翟春红
Trong quyển
TRUNG QUỐC LỊCH SỬ CHI MÊ
中国历史之谜
Chủ biên: Lí Quảng Sinh 李广生
Thiên Tân: Bách hoa văn nghệ xuất bản xã, 2001