BA ĐIỀU CẤM KỊ Ở TIẾT ĐOAN NGỌ
“NHẤT BẤT NGẬT” “NHỊ BẤT DU” “TAM BẤT TỐ”
Vào tiết
Đoan ngọ 端午có tập tục “nhất bất ngật” 一不吃,
“nhị bất du” 二不游, “tam bất tố” 三不做.
Tiết Đoan ngọ cũng là tiết nhật truyền thống quan trọng của Trung Quốc, trong dân
gian cử hành nhiều hoạt động chúc mừng phong phú nhiều màu sắc, như đua thuyền
rồng, gói bánh tông 粽, đeo túi thơm, treo lá cây ngải và cành xương bồ ...
Đồng thời người xưa cũng cho rằng tháng 5 âm lịch là “độc nguyệt” 毒月, mùng 5 tháng 5 là “độc nhật” 毒日, người ta rất chú trọng ngày này, ví dụ như vào ngày
Đoan ngọ không sinh đẻ, cha mẹ của đứa bé sẽ gặp nguy hiểm, ngày Đoan ngọ con
gái đã có chồng không ăn bánh tông ở nhà mẹ đẻ. Trong dân gian còn chú trọng những
tục khác, ví dụ như ngày nay chúng ta nói “nhất bất ngật”, “nhị bất du”, “tam bất
tố”.
Thứ 1: “Nhất
bất ngật” 一不吃
“Bất ngật”
不吃ở đây chỉ con gái đã lấy chồng, vào ngày Đoan ngọ
không thể ăn bánh tông ở nhà mẹ đẻ. Sao lại như thế? Có người nói, đó là một tập
tục mê tín cổ xưa truyền lại, cho rằng con gái đã kết hôn, vào ngày đó về lại
nhà mẹ đẻ, nếu ăn bánh tông sẽ mang lại vận xui cho nhà mẹ đẻ. Tập tục này chỉ
lưu hành một bộ phận vùng Sơn Đông 山东, ở những địa phương
khác không chú trọng tập tục này. Thời cổ cho rằng con gái đã lấy chồng coi như
bát nước đã đổ đi, không thể muốn ăn là quay về nhà ăn, phải nhận thức rằng bản
thân mình đã gây dựng một gia đình mới, cần phải ra sức chăm lo cho gia đình của
mình.
Thứ 2: “Nhị
bất du” 二不游
“Du” 游 ở
đây có nghĩa là bơi lội nơi sông biển. Đoan ngọ tiết tuy nhiệt độ cao, khí trời
oi bức, thậm chí có một số nơi nhiệt độ lên đến 38 độ, nhưng độ ấm trong nước
lúc này vẫn còn lạnh, không thể nhất thời ham mát mà xuống nước bơi lội, rất dễ
bị cảm. Có câu tục ngữ nói rằng, ăn bánh tông Đoan ngọ, khí trời canh ba hãy
còn lạnh (1), cũng chính là nói ý nghĩa này. Tiết Đoan ngọ cũng kỉ
niệm Khuất Nguyên 屈原, thầy thuốc nước Sở thời Chiến Quốc. Khuất Nguyên đã
tự trầm ở sông Mịch La 汨罗, nên vào ngày này mà xuống nước cũng ngụ ý khó
tránh khỏi không cát lợi.
Thứ 3: “Tam
bất tố” 三不做
“Bất tố”
不做 ở
đây chủ yếu ngoài cầu phúc ra còn có ý nghĩa tị tà. Ngày mùng 5 tháng 5 khí
dương cực thịnh, là “độc nguyệt”, lại là ngày mà dân gian cho rằng “ngũ độc” 五毒
xuất hiện, độc càng thêm độc, cho nên vào ngày này có 3 điều không nên làm.
Trẻ con
đeo túi thơm không được làm mất, bởi vì sự xuất hiện của ngũ độc. Để xua đuổi
ngũ độc, tức rắn, rết, cóc, bò cạp, thạch sùng, một số nơi ở phương bắc người lớn
đeo cho trẻ túi thơm. Túi thơm này tuyệt đối vào ngày Đoan ngọ không được làm mất,
nếu không, trong năm đó sẽ gặp nạn. Qua Đoan ngọ, vất nó xuống nước mới được
bình an vô sự.
Bạn bè
gặp nhau cũng không nói chuyện vui vẻ, nguồn gốc là vào ngày Đoan ngọ kỉ niệm
Khuất Nguyên 屈原. Khuất Nguyên lúc sinh tiền là người vì nước vì dân,
sau khi nước Sở bị nạn diệt vong, ông không muốn làm một người mất nước, thà chết
chứ không chịu nhục nên mới tự trầm. Cho nên đây là ngày trang trang nghiêm
trang trọng, bạn bè gặp nhau không nói những lời vui vẻ, để thể hiện sự tôn
kính Khuất Nguyên.
Vợ chồng
không cùng chung phòng. Mùng 5 tháng 5 âm lịch còn gọi là “độc nguyệt”, trong
đó cửu độc thương thân, tổn khí hao tinh. Ngày cửu độc cụ thể là: mùng 5 tháng
5, mùng 6 tháng 6, mùng 7, 15, 16, 17, 25, 26, 27 tháng 7. Chín ngày này là lúc
âm dương tranh đấu, phán quyết sinh tử. Cùng chung một phòng dễ gây cho tinh thần
sự tổn thương to lớn. Người xưa cho rằng, người phạm phải nội trong ba năm vợ
chồng sẽ chết.
Tóm lại, tập tục liên quan đến Đoan ngọ tiết rất nhiều, nhưng với một số cấm kị cần phải tuân thủ.
Chú của người
dịch
1- Theo một số tài liệu, câu này là:
Ngật đắc Đoan ngọ tông, hoàn yếu đống
tam đống
吃得端午粽,还要冻三冻
Ý nói, qua tiết Đoan ngọ, khí trời hãy còn lạnh một khoảng thời gian nữa.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 14/6/2021
Mùng 5 tháng 5 năm Tân Sửu
Nguồn