NGHI THỨC CỦA LỄ NGHI
(kì 3)
3- Nghi thức
với tôn giáo
Văn hoá
Trung Hoa được gọi là “ văn hoá lễ” (lễ văn hoá 礼文化),
mà trong văn hoá lễ hơn một nửa thuộc về lễ tế tự. Trong lễ tế tự, long trọng
nhất không gì bằng lễ tế Thiên, cũng gọi là “Giao tế” 郊祭.
Theo
ghi chép trong Thanh sử cảo – Lễ chí 清史稿 - 礼志, người Thanh sau khi vào quan trung, lễ tế Thiên ngày
càng thành kính. Năm Thuận Trị 顺治 thứ 18 (năm 1661),
Khang Hi Huyền Diệp 康熙玄烨 8 tuổi
lên ngôi. Đông chí tháng 11 năm đó, Khang Hi đích thân tế Nam giao 南郊, đồng thời chiếu cáo thiên hạ, về sau mỗi lần đại lễ
tế Thiên đều đích thân chủ tế, vô cớ không phái người tế thay. Mãi đến năm
Khang Hi thứ 18 (năm 1707), trời rét đất đóng băng, Khang Hi hơn 50 tuổi vẫn cự
tuyệt lời thỉnh cầu của đại thần xin tế thay. Năm Khang Hi thứ 48 (năm 1709),
do bởi Khang Hi đang bệnh, nên đã phái Lí Quang Địa 李光地 thay ông tế
Giao. Nhưng hai năm sau, Khang Hi lại đích thân tế Giao. Từ lúc Khang Hi 60 tuổi
về sau, do vì bệnh ở chân nên không thể không phái đại thần tế thay một lần nữa,
nhưng bản thân Khang Hi vẫn giữ trai giới, đồng thời đích thân tuần tra tình huống
chuẩn bị tế phẩm, lại ra sức quỳ bái, kiên trì cho đến lúc lễ hoàn tất mới hồi
cung.
Tế tự
thời cổ chú trọng phối thờ. Đầu thời Thuận Trị, quy định phối thờ Nỗ Nhĩ Cáp
Xích 努尔哈赤 cùng
Thiên Đế. Năm Thuận Trị thứ 14 (năm 1657) lại hạ chiếu rằng, công đức của Thái
Tông Hoàng Thái Cực 太宗皇太极 cũng
lớn như của Thái Tổ 太祖, nên đồng phối thờ. Năm Khang Hi thứ 6 (năm 1667), lại
tăng thêm Thế Tổ Thuận Trị 顺治phối thờ cùng Thiên
Đế. Thời Ung Chính 雍正, phối thờ Khang Hi cùng Thiên Đế. Thời Càn Long 乾隆, Thế Tông Ung Chính cũng được phối thờ cùng Thiên Đế.
Thời Gia Khánh 嘉庆, phối thờ Cao Tông Càn Long cùng Thiên Đế. Thời Đạo
Quang 道光, Nhân Tông Gia Khánh cũng được phối thờ cùng Thiên Đế.
Mãi cho đến thời Hàm Phong 咸丰, lại thăng Tuyên
Tông Đạo Quang phối thờ cùng Thiên Đế, nhưng đồng thời với đó, hạ chiếu rằng:
Tự hậu Giao tự phối vị, định vi Tam Tổ
Ngũ Tông, vĩnh vi hằng thức.
自后郊祀配位, 定为三祖五宗, 永为恒式
(Từ nay về
sau, phối thờ lúc tế Giao, lấy Tam Tổ Ngũ Tông (1) làm thường pháp
vĩnh hằng)
Nhân đó, các Thanh đế từ Hàm Phong trở về sau không phối thờ lúc tế Giao. Từ những biểu hiện đích thân của Hoàng đế Khang Hi đối với nghi thức tế Thiên có thể thấy, việc tế tự đối với quỷ thần của đế vương cổ đại có thái độ thành kính không gì bằng. Tám vị hoàng đế trước Hàm Phong, toàn bộ đều được thăng phối thờ lúc tế Giao, có thể thấy sự trang nghiêm thần thánh của nghi thức tế Thiên. Khổng Tử 孔子 từng nói:
Tế Thần như Thần tại
祭神如神在
(Khi tế Thần, dường như Thần đang ở trước mặt)
Nghi thức
tế tự thành kính, có thể kiến tạo một cách hữu hiệu bầu không khí thần linh tại
hiện trường; còn kết cấu và cách thức phối thờ trang nghiêm thần thánh đã tiến
thêm một bước kích hoạt tính thần thánh của quỷ thần, khiến người tham dự đối với
quỷ thần vô hình hoặc vận mệnh vô thường nảy sinh tâm lí kính sợ cao độ.
Tóm lại, mục đích mà nghi thức kiến tạo trường vực chính là “dẫn nhân nhập thắng” (dẫn người vào cảnh giới tốt đẹp), để người tham dự nghi thức tiếp thụ được giá trị hoặc lí niệm mà nghi thức cần truyền dẫn. Nhân đó người hiện đại cũng cần nghi thức như thế, ví dụ như nghi thức hôn lễ, hai bên kết ước trong hôn nhân thông qua nghi thức cảm thụ được tính thần thánh của hôn nhân, kiên định tín niệm dù mưa dù gió vẫn cùng chung một thuyền. Nghi thức là yếu tố căn bản của lễ nghi truyền thống, cũng là vật dẫn quan trọng mang ý nghĩa giá trị của nghi lễ truyền thống. (hết)
Chú của người
dịch
1- Tam Tổ Ngũ
Tông 三祖五宗
Tam Tổ:
Thanh Thái Tổ Ái Tân Giác La Nỗ Nhĩ Cáp Xích 清太祖愛新覺羅努爾哈赤.
Thanh Thế Tổ Phúc Lâm 清世祖福臨 (Thuận Trị 順治)
Thanh Thánh Tổ Huyền Diệp 清聖祖玄燁 (Khang Hi 康熙)
Ngũ Tông:
Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực 清太宗皇太極
Thanh Thế Tông Dận Chân 清世宗胤禛 (Ung Chính 雍正)
Thanh Cao Tông Hoằng Lịch 清高宗弘曆 (Càn Long 乾隆)
Thanh Nhân Tông Ngung Diễm 清仁宗顒琰 (Gia Khánh 嘉慶)
Thanh Tuyên Tông Mân Ninh 清宣宗旻寧 (Đạo Quang 道光)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 18/5/2021
Nguyên tác
LỄ KINH
礼经
Biên soạn:
Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, 20019