LUYỆN CHỮ TRÊN LÁ CÂY THỊ
Trịnh Kiền 郑虔 là văn học gia, thi nhân, thư hoạ gia, nổi tiếng thời thịnh Đường, lại là một Nho học đại sư, tinh thông thiên văn, địa lí, bác vật, binh pháp, y dược, tựa hồ như bách khoa toàn thư. Ông học rộng, tinh thông kinh sử, thành tựu thư hoạ cũng nổi bật, là danh nhân văn hoá trong lịch sử Trung Quốc.
Thời Đường,
tại Huỳnh Dương 荥阳Trịnh Châu 郑州 có một người tên là Trịnh Kiền 郑虔. Ông là bạn của thi nhân Đỗ Phủ 杜甫, không những biết làm thơ, vẽ, mà còn là một cây bút
cừ khôi.
Trịnh
Kiền từng làm qua một chức quan nhỏ tại triều đình, về sau nhân vì soạn một bộ
trứ tác nghiên cứu về lịch sử đương đại, người ta cáo phát là “tư tả quốc sử” 私写国史, bị xử phạt biếm chức, cuộc sống trở nên khó khăn. Mỗi
ngày, Trịnh Kiền đều luyện viết chữ, nhưng thường không có tiền mua giấy. Sau
này nghe người ta nói trong chùa Từ Ân 慈恩 ở Trường An 长安 có mấy
gian nhà chứa lá cây thị, ông liền có chủ ý, quyết định dọn đến nơi đó ở.
Trước
lúc lên đường, ông nói với vợ rằng:
- Tôi muốn đến trú tại chùa Từ Ân ở Trường An
một thời gian, xin nàng bảo trọng ...
Ông
chưa nói dứt lời, bà vợ liền khóc lên, vừa khóc vừa kêu:
- Được đấy. Ông nhẫn tâm bỏ mặc hai mẹ con
tôi, tự mình đi hưởng phúc ..... Tôi không cho ông đi đâu.
Trịnh
Kiền thấy bộ dạng của vợ, vừa giận vừa buồn cười, vội giải thích:
- Xem bà, khóc cái gì? Tôi đâu phải xuất gia
đi làm hoà thượng, tôi đến đó chỉ để luyện thư pháp mà thôi. Chỗ đó có nhiều lá
cây thị, là loại “giấy” tốt nhất dùng để viết chữ đấy!
Nghe Trịnh
Kiền giải thích, bà vợ không khóc nữa, còn giúp ông thu xếp hành lí, đưa tiễn
lên đường.
Trịnh
Kiền đến chùa Từ Ân, trú trong một tăng phòng cũ, tự mình quy định mỗi ngày phải
viết đầy một sọt lá thị. Trịnh Kiền hàng ngày viết lên mặt chính của lá, rồi lật
mặt sau của lá để viết, viết mãi cho đến lúc đầy một sọt mới nghỉ.
Ngày nọ,
ông bị bệnh, người nóng như lửa đốt, đầu vô cùng nhức. Vị tiểu hoà thượng ở
cùng với ông khuyên ông nên nghỉ ngơi, không phải viết nữa, nhưng ông không
nghe, gượng ngồi dậy, tay run run viết, đến lúc đầy một sọt lá mới nằm xuống.
Tiểu
hoà thượng không rõ mới hỏi rằng:
- Ông sao mà tự giày vò bản thân mình như thế?
Viết chữ chẳng qua là một loại tiêu khiển, viết được bao nhiêu thì viết, hà tất
phải chăm chỉ như thế?
Trịnh
Kiền cười đáp rằng:
- Viết chữ cũng giống như hoà thượng các người
tụng kinh, phải luôn trì tụng, nếu không sẽ viết không tốt.
Qua mấy năm, Trịnh Kiền dùng hết lá cây thị chứa trong mấy gian phòng. Khi trở về nhà, ông đã là một thư pháp gia rất nổi tiếng lúc bấy giờ.
Phụ lục
Trịnh Kiền 郑虔 từ nhỏ đã thông minh ham học, tư chất hơn người, về sau trưởng thành làm quan trong triều vô cùng thanh liêm. Có một khoảng thời gian con đường làm quan của ông không thuận lợi, bị bức phải tạm trú tại chùa Từ Ân 慈恩 ở Trường An 长安. Trịnh Kiền muốn học thư pháp nhưng nghèo không có tiền mua giấy. Nhìn thấy trong chùa có mấy gian nhà chứa lá cây thị, thế là ông bèn xin tạm trú ở tăng phòng, hàng ngày lấy lá cây thị làm giấy để luyện thư pháp, lâu dần ngày tháng qua đi, lá cây thị chứa trong mấy gian nhà đã hết, cuối cùng trở thành danh gia một đời, để lại giai thoại chốn sĩ lâm.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 20/5/2021
Nguyên tác Trung văn
TẠI THỊ DIỆP THƯỢNG LUYỆN TỰ
在柿叶上练字
Trong quyển
TRUNG QUỐC LỊCH SỬ CỐ SỰ (tập 5)
中国历史故事
Biên soạn: Sơ Dương Tả Tả 初阳姐姐
Trường Xuân: Cát Lâm văn sử xuất bản xã, 2015