CHỮ “KÌ / KI” 期 TRONG HÁN NGỮ CỔ
KÌ
1- Thời gian nhất định, kì hạn.
Trong Thi kinh – Vương phong – Quân tử vu dịch 詩經 - 王風 - 君子于役 có câu:
Quân tử vu dịch
Bất tri kì kì
君子于役
不知其期
(Chồng đi phục dịch nơi xa
Không biết kì hạn trở về)
Lại là
động từ: Hẹn gặp.
Trong Thi kinh – Dung phong – Tang trung 詩經 - 鄘風 - 桑中 có
câu:
Kì ngã vu tang trung
期我于桑中
(Hẹn gặp ta trong đám dâu)
Dẫn đến
nghĩa là “kì vọng”.
Như
trong Hàn Phi Tử - Ngũ đố 韓非子 - 五蠹:
Bất kì tu cổ, bất pháp thường khả.
不期修古,不法常可
(Không kì vọng chiếu theo phép cổ, không khư khư giữ lấy cựu tục thường quy)
KI (bính âm jī)
Tròn một
năm.
Trong Luận ngữ - Dương Hoá 論語 - 陽貨 có
câu:
Tể Ngã vấn tam niên chi tang, ki dĩ cửu
hĩ.
宰我問三年之喪,期已久矣
(Tể Ngã hỏi: Cha mẹ mất, để tang ba năm, tròn một năm đã
là lâu lắm)
Cũng gọi
là “ki nguyệt” 期月. Trong Luận ngữ
- Tử Lộ 論語 - 子路 có
câu:
Cẩu hữu dụng ngã giả, ki nguyệt nhi dĩ
khả dã; tam niên hữu thành.
苟有用我者,期月而已可也,三年有成
(Nếu dùng ta chủ trì chính sự
quốc gia, thì trong một năm đã có hiệu quả, ba năm thì hoàn toàn trị lí tốt)
Về ý nghĩa này có thể viết là 朞.
Phân biệt
“thì” 時, “thế” 世, “kì” 期
“Thì / thời” 時 và “thế” 世 chỉ khi mang ý nghĩa
là “thời đại” 時代 mới là từ đồng nghĩa. Ví dụ như “Hách Tư thị
chi thời” 赫胥氏之時 có
thể nói thành “Hách Tư thị chi thế” 赫胥氏之世. Kì dư không thể
thay cho nhau.
“Thì /
thời” 時 và
“kì” 期 khi
phiếm chỉ “thời gian” là từ đồng nghĩa. Hiện có từ song âm “thời kì” 時期. Nhưng cả hai khi phân ra để dùng có sự khu biệt. “Thì
/ thời” 時 nghĩa
gốc là “thời lệnh” 時令 (tứ
thời), về sau mới dùng để chỉ “thời gian” 時間 “thời hậu” 時候.
“Ki” 期 chỉ “thời kì cố định”, như 3 ngày, 5 ngày, 3 năm, 5
năm.
Tại ý
nghĩa là “kì hạn” 期限 thì
quyết không thể dùng “thì / thời” 時.
“Kì” 期 và “thế” 世 không thể dùng lẫn lộn.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 16/5/2021
Nguyên tác Trung văn trong
CỔ ĐẠI HÁN NGỮ
古代漢語
(tập 2)
Chủ biên: Vương Lực 王力
Trung Hoa thư cục, 1998.