Dịch thuật: Chiều lòng gọi có xướng tuỳ mảy may (3148) ("Truyện Kiều")

 

CHIỀU LÒNG GỌI CÓ XƯỚNG TUỲ MẢY MAY (3148)

          Xướng tuỳ 唱随 / 唱隨 : Tức nói tắt của câu “Phu xướng phụ tuỳ” 夫唱妇随. Trong Quan Doãn Tử - Tam cực 關尹子 - 三極 có câu:

          Thiên hạ chi lí, phu giả xướng, phụ giả tuỳ; mẫu giả trì, tẫn giả trục; hùng giả minh, thư giả ứng. Thị dĩ thánh nhân chế ngôn hành, nhi hiền nhân câu chi.

          天下之理,夫者唱,婦者隨; 牡者馳,牝者逐; 雄者鳴,雌者應.是以聖人制言行,而賢人拘之.

          (Đạo lí trong thiên hạ đó là, chồng đề ra, vợ nghe theo, con đực chạy, con cái chạy theo, chim trống hót, chim mái ứng theo. Cho nên thánh nhân định ra ngôn hành, hiền nhân nắm bắt theo đó)

http://www.360doc.com/content/16/0706/07/18339917_573437900.shtml

          Thành ngữ “Phu xướng phụ tuỳ” 夫唱妇随 nguyên chỉ người vợ trong xã hội phong kiến phải phục tùng người chống, về sau dùng để ví vợ chồng yêu thương hoà mục.

Nghĩ chàng nghĩa cũ tình ghi

Chiều lòng gọi có xướng tuỳ mảy may

(“Truyện Kiều” 3147 – 3148)

Xướng tuỳ: Có chữ “phu xướng phụ tuỳ”, nghĩa là chồng gọi, chống bảo thì vợ theo, tức theo chồng.

(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989)

Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, ghi rằng:

          Nữ tắc: Phu xướng phụ tuỳ

          女則: 夫唱婦隨

          (Thiên Nữ tắc: chống xướng vợ theo)

(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960)

                                                                       Huỳnh Chương Hưng

                                                                       Quy Nhơn 08/5/2021

Previous Post Next Post