QUÁ TRÌNH "PHẦN THƯ KHANH NHO"
Tần Thuỷ
Hoàng 秦始皇 khi
thực hành cải cách chính trị, kinh tế, không hoàn toàn thuận buồm xuôi gió. Lúc
ban đầu thống nhất, về vấn đề có cần phân phong các con làm Vương đã phát sinh
tranh luận. Một nhóm quan lại do Thừa tướng Vương Oản 王绾 đứng đầu, thỉnh
cầu Tần Thuỷ Hoàng đem đất cũ của Yên, Tề, Sở chiếm lĩnh trước đó không lâu
phân phong cho các con làm Vương. Cho rằng, như vậy mới củng cố được sự thống
trị của Tần. Nhưng Đình uý Lí Tư 李斯kiên trì thái độ phản đối. Cho rằng, chư hầu thời Xuân
Thu Chiến Quốc sở dĩ phân tranh, hoàn toàn là do hiệu quả xấu của chế độ phân
phong thời Tây Chu tạo thành. Chỉ có phế trừ chế độ phân phong mới có thể tránh
được hoạ loạn.
Tần Thuỷ
Hoàng tiếp nhận ý kiến của Lí Tư, cho rằng lập phân phong chính là tạo ra quân
địch. Thế là xác lập chế độ quận huyện trong toàn quốc. Sự việc cách 8 năm sau,
đến năm Thuỷ Hoàng thứ 34 (năm 213 trước công nguyên), khi Tần Thuỷ Hoàng tổ chức
đại yến cung đình tại Hàm Dương 咸阳, lại phát sinh cuộc
tranh luận theo cổ hoặc theo kim. Vụ “phần thư” 焚书 chính là gây ra
từ đó. Trong bữa tiệc, Bộc dạ Chu Thanh Thần 周青臣,
tâu lên Tần Thuỷ Hoàng, xu nịnh rằng các vương thời thượng cổ không sánh kịp với
uy đức của Tần Thuỷ Hoàng. Bác sĩ Thuần Vu Việt 淳于越 nhắm vào những
lời xu nịnh của Chu Thanh Thần đề xuất chủ trương khôi phục chế độ phân phong.
Ông nói rằng:
Thần nghe rằng các vị Vương thời Ân Chu mấy
ngàn năm phong cho con em cùng công thần, để có được sự giúp đỡ. Nay bệ hạ có
được bốn biển mà con em chỉ là hạng thất phu, lỡ có bọn như Điền Thường 田常, bề tôi Lục khanh thì không có ai giúp, thì làm sao để
cứu đây? Việc không theo cổ mà có thể được lâu dài thì chưa nghe vậy. Nay Thanh
Thần trước mặt xu nịnh khiến lỗi của bệ hạ thêm nặng, thực không phải là trung
thần.
Tần Thuỷ
Hoàng nghe xong không hề động thanh sắc, đem kiến nghị của Thuần Vu Việt giao
cho quần thần thảo luận. Thừa tướng Lí Tư minh xác biểu thị bất đồng quan điểm
với Thuần Vu Việt. Ông phản bác rằng:
Việc tranh nhau ở thời Tam Đại, sao có thể học theo. Nho sinh
không, theo nay mà học theo xưa, học xưa
mà hại nay, như nay không cấm chỉ, thì uy thế của quân chủ giảm sút ở trên mà
bè đảng hình thành ở dưới, sự nghiệp thống nhất có thể gặp phải sự phá hoại.
Để phân biệt trắng đen, hết thảy
mọi việc đều phải do một mình hoàng đế chí tôn quyết định, tạo quyền uy tuyệt đối
của quân quyền, Lí Tư đã hướng đến Tần Thuỷ Hoàng đề xuất ba kiến nghị thiêu huỷ
sách cổ:
1- Trừ Tần kỉ, y dược, bộc phệ, kinh điển nông gia ra, chư tử và những cổ
tịch lịch sử khác nhất luật theo kì hạn giao nộp cho phủ quan để tiêu huỷ. Lệnh
ban ra sau 30 ngày mà không giao nộp, sẽ bị xử tội kình 黥 (khắc
chữ lên mặt) đồng thời phạt khổ dịch 4 năm.
2- Những ai bàn luận “Thi”
“Thư” sẽ bị xử tử, những ai lấy xưa mà chê nay sẽ diệt cả tộc, quan lại thấy,
biết mà không ra tay thì cùng tội.
3- Người nào muốn học pháp lệnh
thì lấy kẻ quan lại làm thầy.
Tần Thuỷ
Hoàng phê chuẩn kiến nghị của Lí Tư, ngày hôm sau, ngọn lửa “phần thư” 焚书 đã
cháy lên ở các nơi trong toàn quốc. Thời gian chưa đến 30 ngày, văn hiến cổ điển
trước đời Tần đều hoá thành tro, chỉ còn lưu lại tàng thư trong thư viện hoàng
gia.
Năm thứ
hai sau sự kiện “phần thư”, lại phát sinh sự kiện “khanh nho” 坑儒. Khanh nho không phải trực tiếp kế tục phần thư, mà
là do bởi một số phương sĩ, nho sinh phỉ báng Tần Thuỷ Hoàng gây nên.
Tần Thuỷ
Hoàng sau khi nắm được quyền lực cực lớn và hưởng thụ được vinh hoa phú quý, vô
cùng sợ chết. Sau khi thống nhất Trung Quốc, Tần Thuỷ Hoàng muốn tìm thuốc trường
sinh bất tử. Bọn phương sĩ Hầu Sinh 侯生, Lô Sinh 卢生đón được nhu cầu của Tần Thuỷ Hoàng, liền đáp ứng đi
tìm loại thuốc đó cho Tần Thuỷ Hoàng. Theo Tần luật, kẻ nói dối không thể thành
hiện thực hoặc dâng thuốc không hiệu nghiệm đều bị xử tử hình. Hầu Sinh, Lô
Sinh tự biết mình tìm không được thuốc trường sinh bất tử, không những phải trốn
chạy thật xa, mà còn phỉ báng Tần Thuỷ Hoàng cố chấp tự tin không suy nghĩ đến
ý kiến của người khác, chuyên nhậm dụng bọn ngục lại, sự việc bất luận lớn nhỏ
đều do ông quyết định, tham quyền thế v.v... Tần Thuỷ Hoàng sau khi nghe qua,
không ngăn được cơn thịnh nộ, gán cho tội yêu ngôn làm loạn dân đen , hạ lệnh
tiến hành truy xét, đồng thời đích thân chôn sống hơn 460 người ở Hàm Dương. Đó
chính là sự kiện “khanh nho”.
Thời kì
Xuân Thu Chiến Quốc (năm 771 – năm 221 trước công nguyên), do bởi xã hội dần tiến
vào thời đại đồ đồng, sức sản xuất xã hội của Trung Quốc có được sự phát triển
tương đối lớn. Một số bách tính bình dân từ lao động chân tay được giải phóng,
họ đối mặt với tình trạng xã hội rối ren, hi vọng thông qua suy nghĩ và nghiên
cứu lí niệm trị thế của tiền nhân tìm ra được con đường cứu thế làm cho xã hội
yên định, bách tính không còn lưu li thất sở. Thế là đã sản sinh nhiều học
phái, học thuyết, đồng thời soạn ra vô số trứ tác, sử gọi là “chư tử bách gia”.
Ngưu Hoằng 牛弘 triều Tuỳ đề xuất thuyết “ngũ ách” 五厄 (1), luận về việc sách vở các đời của Trung Quốc bị thiêu huỷ, đầu tiên là Tần Thuỷ Hoàng phần thư, thứ hai là thời Tây Hán quân khởi nghĩa Xích Mi 赤眉 vào quan trung, thứ ba là Đổng Trác 董卓 dời đô, thứ tư là Lưu Thạch 刘石 loạn Hoa, thứ năm là Chu sư 周师 nhập Dĩnh 郢. Còn Lưu Đại Khôi 刘大魁 sáng tác Phần thư biện 焚书辨, có câu: “Thiêu Tần cung thất, hoả tam nguyệt bất diệt” 烧秦宫室火三月不灭 (Thiêu đốt cung thất triều Tần, lửa cháy ba tháng không tắt), tuyên xưng là do Hạng Vũ 项羽 thiêu đốt. Nhưng triều Hán không có ai chỉ trích Hạng Vũ “phần thư”, mặc dù Hạng Vũ là kẻ thù của Lưu Bang 刘邦. Còn vào năm thứ hai sau vụ phần thư, tức năm 212 trước công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng đương thời tại đô thành Hàm Dương 咸阳 đã đem hơn 460 thuật sĩ chôn sống, tức đó gọi là “khanh nho” 坑儒.
Chú của người
dịch
1- Ngũ ách 五厄: chỉ kiếp nạn
của thư tịch bị đốt 5 lần
Theo Tuỳ thư – Ngưu Hoằng truyện 隋书 - 牛弘传:
- Tức Tần Thuỷ Hoàng 秦始皇 hạ lệnh
phần thư.
- Cuối
đời Vương Mãng 王莽, Trường An 长安 binh biến, đồ thư
trong cung thất bị thiêu huỷ.
- Khi
Hán Hiến Đế 汉献帝 dời
đô, lại dân nhiễu loạn, thư tịch bằng lụa bị lấy làm túi đeo bên người.
- Lưu
Diệu 刘曜, Thạch Lặc 石勒 diệt kinh Hoa, triều
chương quốc điển bị thất tán. (Có tư liệu cho là Lưu Uyên刘渊 và Thạch Lặc石勒 - ND)
- Chu
sư nhập Dĩnh 周师入郢, chỉ Tiêu Giáng 萧绛triều
Lương đốt điển tịch ngoài thành.
https://baike.baidu.com/item/%E4%BA%94%E5%8E%84
Lương
Nguyên Đế Tiêu Giáng 梁元帝萧绛 (năm 508 – năm 554) là hoàng đế triều Lương. Năm 554,
Tây Nguỵ 西魏phái Thường Sơn Công Vu Cẩn 常山公于谨, Đại tướng quân Dương Trung 杨中đem 5 vạn quân xuống
phía nam công hạ triều Lương. Tháng 10 quân Nguỵ công phá được Giang Lăng 江陵 (nay là Giang Lăng江陵
Hồ Bắc 湖北). Lúc bấy giờ, Lương Nguyên Đế cho rằng, bản thân đọc
cả vạn quyển sách, nhưng không tránh khỏi mất nước, đọc sách có ích gì? Thế là
lệnh cho xá nhân Cao Thiện Bảo 高善宝 tập trung 14 vạn quyển sách lại để thiêu đốt. Sau khi
bị bắt, người Tây Nguỵ hỏi ông vì sao lại đốt sách, ông bảo rằng: “Đọc cả vạn
quyển sách mà hãy còn như ngày nay, cho nên đốt đi.” Lương Nguyên Đế sau khi chịu
lăng nhục, tháng 12 bị Tây Nguỵ giết chết, hưởng niên 46 tuồi.
https://baike.baidu.com/item/%E7%84%9A%E4%B9%A6/85440
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 28/4/2021
Nguồn
https://baike.baidu.com/item/%E7%84%9A%E4%B9%A6%E5%9D%91%E5%84%92/285421