ĐÃ HAY THÀNH
TOÁN MIẾU ĐƯỜNG (2543)
Ở Trung
Quốc bắt đầu từ triều Hạ, mỗi khi có chiến tranh, phải cáo nơi Tổ miếu, nghị
bàn chốn miếu đường, việc đó trở thành một nghi thức cố định. Đế vương tại miếu
đường bói cát hung, cầu thần linh phù trợ, dùng vu thuật giả thác ý chỉ của thần
linh để khiến mọi người tiến hành.
Thành toán miếu đường tức “miếu
toán” 庙算, một hình thức quyết sách chiến lược thời cổ của Trung
Quốc. Trước lúc bắt đầu chiến tranh, phải trịnh trọng mưu định thế mạnh thế yếu
của mình tại miếu đường, từ đó định ra sách lược đối ứng. Tôn tử 孙子 cho
rằng, chiến tranh không chỉ là đấu tranh trên chiến trường, mà còn chịu ảnh hưởng
của các nhân tố khác như chính trị, kinh tế. Do đó, “miếu toán” cần phải kết hợp
hình thái tình thế chiến tranh có khả năng, đối với tình hình các phương diện của
quốc gia mà tiến hành tổng hợp, bàn luận phán đoán cùng mưu tính. “Miếu toán”
là một khâu tất yếu của việc chuẩn bị chiến tranh.
https://www.chinesethought.cn/shuyu_show.aspx?shuyu_id=4047
Đã hay thành
toán miếu đường
Giúp công,
cũng có lời nàng mới nên
(“Truyện
Kiều” 2543 – 2544)
Thành toán:
Mưu mẹo tính liệu đã sẵn. Td. Thành toán miếu đường, tức là mưu mẹo đã tính sẵn
đâu đấy xong xuôi ở miếu đường, ở triều đình.
Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989)
Xét: Theo ý riêng, với hai câu 2543 – 2544, ý nói mọi kế hoạch đâu đó đã bàn tính sẵn sàng, nhưng cũng nhờ Thuý Kiều “giúp công” nên mới hoàn thành một cách trọn vẹn.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 06/4/2021