CHỦ BIÊN “HOÀI
Lưu An 刘安 (năm 179 – năm 122 trước công nguyên), hoàng tộc Tây Hán, cháu của Hán Cao Tổ Lưu Bang 汉高祖刘邦, con của Hoài Nam Lệ Vương Lưu Trường 淮南厉王刘长. Lưu An ham đọc sách, giỏi văn từ, là tư tưởng gia, văn học gia nổi tiếng thời Tây Hán, từng chiêu mộ tân khách cùng soạn bộ Hoài Nam Tử 淮南子, là tác phẩm đại biểu trọng yếu của học thuyết Đạo gia đời Hán.
Hoài
Lưu
An 刘安
là cháu của Hán Cao Tổ Lưu
Bang汉高祖刘邦, phụ
thân là Hoài Nam Vương Lưu Trường 淮南王刘长nhân mật mưu phản loạn bị phế Vương vị, trên đường đi sung quân
đã tuyệt thực mà chết. Hán Văn Đế 汉文帝 niệm
tình thủ túc, mấy người con của Lưu Trường đều được phong Hầu. Lưu An nhân là
trưởng tử nên thừa tập tước vị của phụ thân. Lưu An tài tư mẫn tiệp, đối với tư
tưởng Đạo gia đã cải tiến, chế định chính sách giảm hình phạt nhẹ thuế khoá, động
viên sản xuất, khiến Hoài Nam quốc xuất hiện cảnh tượng quốc thái dân an. Hán
Vũ Đế vô cùng tán thưởng Lưu An, ra sức tiến hành rộng rãi tư tưởng thống trị
là “độc tôn Nho thuật” 独尊儒术, nhưng lại cùng Lưu An tôn sùng học thuyết Đạo gia “vô vi nhi
trị” 无为而治, mà cái
chết của phụ thân Lưu Trường trở thành mối gút trong lòng không thể nào tháo gỡ
nổi. Nhân đó, Lưu An không ngừng ngầm tích luỹ lực lượng, chuẩn bị mưu phản.
Lưu
An mong mỏi hiền tài, môn khách nơi nhà ông có đến cả mấy ngàn người, có 8 người
tài hoa nhất là: Tô Phi 苏非, Lí Thượng 李尚, Tả Ngô 左吴, Trần Do 陈由, Ngũ Bị 伍被, Mao Chu 毛周, Lôi Bị 雷被 và Tấn
Xương 晋昌, hiệu
xưng là “bát công” 八公. Trong đó
Lôi Bị là vị kiếm khách với kiếm nghệ tinh thông, anh ta trong một lần tỉ thí với
Hoài Nam Vương thái tử Lưu Thiên 刘迁đã lỡ tay đâm trúng Lưu Thiên, khiến từ đó thái tử giận. Thế là
Lôi Bị thỉnh cầu Lưu An: xin đi theo Vệ Thanh 卫青đánh Hung Nô. Không ngờ Lưu An nghi ngờ phản
tâm của Lôi Bị trổi dậy nên đã miễn chức. Lôi Bị trong lòng oán hận, chạy đến
thành Trường An 长安
cáo trạng Lưu An. Trong
“bát công” có môn khách Ngũ Bị, lúc biết Lưu An chuẩn bị mưu phản, nhiều lấn
ngăn cản, nhưng Lưu An lại đem gương Trần Thắng 陈胜, Ngô Quảng 吴广 khởi nghĩa thành công châm biếm lại. Ngũ
Bị thấy lời can gián của mình không được tiếp nhận, thế là đem việc Lưu An mưu
phản mật báo lên triều đình. Thời khắc mấu chốt Lưu An đối mặt với sự sinh tử tồn
vong, cháu của Lưu An là Lưu Kiến 刘建 lại
xuất hiện cũng chạy đến Trường An cáo trạng. Phụ thân của Lưu Kiến là Lưu Bất Hại
刘不害 nhân là con của người thiếp, rất ít được
Lưu An sủng ái, nên trường kì nuôi oán hận trong lòng. Lưu Kiến nguyên muốn hại
Lưu An, để phụ thân làm người kế thừa Hoài Nam Vương, không ngờ cáo trạng đó đã
đưa ông nội của mình xuống suối vàng.
Lôi Bị cáo trạng trước, Ngũ Bị, Lưu Kiến cáo trạng sau, Hán Vũ Đế bèn phái khốc lại Trương Thang 张汤 đến lập án, kết quả cho rằng Lưu An mưu phản là thực. Năm 122 trước công nguyên, Lưu An tự biết tội của mình không thế xá đã bị bức tự sát. ..... (còn tiếp)
Phụ lục của
người dịch
Gia tộc Hoài
- Tổ phụ: Hán Cao Tổ Lưu Bang 汉高祖刘邦
- Phụ thân: Hoài Nam Lệ Vương Lưu Trường 淮南厉王刘长 (con thứ 7 của Hán Cao Tổ Lưu Bang) được phong Hoài
Nam Vương 淮南王. Sau khi mất, phế bỏ Vương hiệu, có thuỵ hiệu là Lệ
Vương 厉王.
- Mẫu thân: Ung thị 雍氏
- Thê: Vương hậu Đồ 王后荼 (không rõ họ)
- Con: Lưu Thiên 刘迁,
Lưu Bất Hại 刘不害
- Con gái: Lưu Lăng 刘陵
- Cháu: Lưu Kiến 刘建 (con của Lưu Bất
Hại刘不害)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 19/4/2021
Nguyên tác Trung văn
“HOÀI
“淮南子” 主编 - 刘安
Trong quyển
NHẤT BẢN THƯ ĐỘC ĐỔNG
TRUNG QUỐC TRUYỀN THUYẾT VĂN HOÁ
(quyển 1)
一本书读懂中国传说文化
Tác giả: Thạch Khai Hàng 石开航
Bắc Kinh: Trung Hoa Hoa kiều xuất bản xã, 2012, tái bản
2019