Dịch thuật: Cầm đường ngày tháng thanh nhàn (2875) ("Truyện Kiều")

 

CẦM ĐƯỜNG NGÀY THÁNG THANH NHÀN (2875)

          Cầm đường 琴堂: chỉ nơi quan làm việc.

          Trong Lã Thị Xuân Thu – Sát hiền 呂氏春秋 - 察賢 có ghi:

          Phục Tử Tiện trị Thiện Phụ, đàn minh cầm, thân bất há đường nhi Thiện Phụ trị.

          宓子賤治單父, 彈鳴琴, 身不下堂而單父治

(Khi Phục Tử Tiện làm quan trị lí vùng Thiện Phụ, hàng ngày chỉ có gảy đàn, không xuống công đường mà vùng Thiện Phụ rất yên ổn.)

          Người đời sau dùng “cầm đường” để chỉ nơi quan làm việc.

Cầm đường ngày tháng thanh nhàn

Sớm khuya, tiếng hạc tiếng đàn tiêu dao

(“Truyện Kiều” 2875 – 2876)

Cầm đường: Tử Tiện thời Xuân Thu, làm quan huyện ở nước Lỗ, chỉ gảy đàn chơi mà việc quan vẫn chạy. Sau người ta gọi nhà quan huyện là cầm đường.

(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989)

Xét: Điển “cầm đường” có xuất xứ từ thiên Sát hiền trong Lã Thị Xuân Thu.

Chữ trong Khang Hi tự điển có 2 bính âm:

1- Bính âm , âm Hán Việt là “mật”, phiên thiết là MĨ TẤT 美畢, hoặc MỊCH TẤT 覓畢, đều có âm là (mật).

2- Bính âm , âm Hán Việt là “phục”, phiên thiết là PHÒNG LỤC 房六.

Ở âm này có nói: Chữ  nay là chữ (phục). Học trò của Khổng Tử là 虙不齊 (Phục Bất Tề). Thời cổ chữ (phục) và chữ (phục) thông dụng.

(Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, năm 2002, trang 221 / 1047)

Chữ trong Hán Việt tự điển của Thiều Chửu ghi rằng:

          Mật: Yên lặng. Một âm là phục, cũng như chữ phục .

          (Nhà xuất bản Hồng Đức, 2015)

Chữ thông với chữ . Tử Tiện là học trò của Khổng Tử, vốn họ Phục tên Bất Tề 不齊, Tử Tiện 子賤 là tên tự. 虙子賤 , tục tự chép là 宓子賤. Chữ này có âm đọc “mật” và cũng có âm đọc là “phục”, ta quen đọc âm “mật”. Vì  tên gốc nhân vật là 虙子賤 chép thành  宓子賤 nên ta quen đọc là Mật Tử Tiện.

                                                                        Huỳnh Chương Hưng

                                                                        Quy Nhơn 20/4/2021

Previous Post Next Post