THIỆN TÀI ĐỒNG TỬ, LONG NỮ VÌ SAO TRỞ THÀNH
HIẾP THỊ (1)
CỦA
Nam Hải
Quán Âm 南海观音, trú tại Nam Hải Phổ Đà sơn 南海普陀山, tây cầm nhành dương, tịnh bình, ngồi trên phiến đâ bên bờ biển, phía
sau là rừng trúc, vầng trăng, bên cạnh có Thiện Tài 善财,
Long Nữ 龙女, Bạch Anh Vũ 白鹦鹉
(chim anh vũ trắng) bay chuyền trong rừng trúc. Đó là hình tượng Nam Hải Quán
Âm mà chúng ta thường thấy. Có lúc Quán
Âm cũng được miêu hoạ đứng trên đầu con ngao trong biển, lướt sóng lướt gió.
Nam Hải
Quán Âm dường như hội tụ cách tạo hình Quán Âm nữ tính của Trung Quốc. Có thể
tìm thấy bóng dáng tương tự của Thuỷ Nguyệt Quán Âm水月观音, Bạch Y Quán Âm 白衣观音 trên thân Nam Hải Quán Âm. Khi Phổ Đà sơn普陀山 ở
Nam Hải 南海 dần
trở thành thánh địa chiêm bái Quán Âm nổi tiếng, Nam Hải Quán Âm nhân ứng theo
đó mà sinh, trở thành Quán Âm bổn tôn trú thủ thánh sơn. Thế kỉ 16 theo sự xuất hiện của Nam Hải Quán Âm toàn truyện 南海观音全传, Nam Hải
Quán Âm bắt đầu thịnh hành toàn diện ở dân gian, trở thành Phật. Còn trong Tây du kí 西游记, vị Quán Âm cứu khổ cứu nạn chính là Nam Hải Quán Âm.
Trong hình tượng Nam Hải Quán Âm, có 3 nguyên tố mới, đó là: Thiện Tài 善财, Long Nữ 龙女 và Bạch Anh Vũ 白鹦鹉 (chim anh vũ trắng). Tại sao cả 3 cùng xuất hiện với Quán Âm?
Thiện Tài Đồng
Tử善财童子
Thiện
Tài Đồng Tử 善财童子 nguyên
trong Hoa Nghiêm kinh 华严经là một thanh
niên tốt, truy cầu tri thức Phật pháp, vốn là con của một vị trưởng giả, nhân
vì lúc sinh ra nhiều loại trân bảo tự nhiên xuất hiện nên có được tên. Nhưng
Thiện Tài Đồng tử lại nhìn thấu hồng trần, xem tiền tài như đất bụi, phát thệ
tu hành thành Bồ Tát. Có một lần lúc Văn Thù Bồ Tát 文殊菩萨 thuyết pháp,
Thiện Tài Đồng tử đến thỉnh giáo làm thế nào để tu trì Bồ Tát đạo? Dưới sự khải
thị của Văn Thù, Thiện Tài Đồng Tử bắt đầu tìm hiểu học hỏi ở 53 vị thiện tri
thức, tạo nên giai thoại “Thiện Tài Đồng Tử ngũ thập tam tham” 善财童子五十三参trong Phật kinh. Đồng thời tại Phổ Đà Già Lạc sơn 普陀迦洛山bái yết Quán Thế Âm Bồ Tát.
Nhưng
trong
Long Nữ 龙女
Về Long
Nữ 龙女, trong kinh Phật nói Long Nữ là con gái của Long Vương
Bà Kiệt La 婆竭罗, là nhân vật nổi tiếng trong Pháp Hoa kinh 法华经. Long Nữ từ nhỏ trí tuệ đã thông đạt, năm 8 tuổi,
dùng châu báu hiến dâng lên Phật, đồng thời trước chúng Phật Bồ Tát, thị hiện
thành Phật. Trong Nam Hải Quán Âm toàn
truyện南海观音全传, Long Nữ là cháu gái của Long Vương. Có một lần, khi
người con thứ 3 của Long Vương hoá làm cá chép, bị ngư phủ bắt được, Quán Âm bảo
Thiện Tài dùng một xâu tiền chuộc về, đồng thời thả về lại biển lớn. Để cảm tạ
Quán Âm đã cứu, Long Vương quyết định tặng một viên dạ minh châu,
để Quán Âm có thể tụng kinh vào buổi tối. Con gái của vương tử thứ ba, cũng chính là cháu gái của Long Vương, dâng lên Quán Âm viên bảo châu này, đồng thời xin làm đệ tử của bà. Quán Âm bằng lòng, đồng thời nói cho Long Nữ biết hãy xem Thiện Tài như sư huynh. Nhân đó, Thiện Tài, Long Nữ trở thành hiếp thị của Nam Hải Quán Âm.
Bạch Anh Vũ白鹦鹉
Còn lai
lịch của Bạch Anh Vũ 白鹦鹉 thì như thế nào? Đại bộ phận bảo quyển 宝卷 (2) dân gian lưu truyền một câu chuyện truyền thuyết từ
thế kỉ 15, câu chuyện khái quát như sau:
Phụ
thân của Bạch Anh Vũ qua đời, mẫu thân mắc trọng bệnh, thèm ăn trái anh đào nơi
đông thổ. Mẫu thân nói cho Anh Vũ biết người đông thổ rất tà ác, tuyệt đối chớ
nên đi. Nhưng Anh Vũ hiếu thuận bất chấp tất cả cứ đi hái anh đào, kết quả bị
thợ săn bắt được đem bán cho một địa chủ
có tiền. Anh Vũ bèn bắt đầu giảng đạo khiến nhiều thợ săn bỏ săn, quy y Phật
giáo. Chỉ có địa chủ nọ lòng dạ sắt đá, không chịu thả Anh Vũ. Ngày nọ, Bồ Đề Đạt
Ma 菩提达摩 giáng
lâm, ra ý bảo Anh Vũ giả chết để đào thoát, địa chủ nhìn thấy Anh Vũ không thở
bèn đem vất đi. Anh Vũ liền bay đi về nhà, phát hiện mẫu thân đã qua đời. Anh
Vũ muôn phần đau xót. Quán Âm cảm động hiếu tâm của Anh Vũ, bèn tiếp dẫn song
thân của Anh Vũ vãng sinh tịnh độ. Để đền ơn, Anh Vũ thỉnh cầu suốt đời đi theo
Quán Âm.
Đó chính là nguồn gốc Nam Hải Quán Âm mà chúng ta thấy. Tuy sự ra đời Nam Hải Quán Âm đa phần đến từ bảo quyển dân gian, ghi chép truyền thuyết linh nghiệm, không liên quan gì đến kinh điển Phật giáo nguyên thuỷ, nhưng về sau lại trở thành hình tượng Quán Âm lưu hành rất rộng.
Chú của người
dịch
1- Hiếp thị 胁侍 / 脅侍:
Hiếp thị
胁侍cũng gọi là Hiếp sĩ 胁士,
là vị thị lập ở hai bên Phật, Bồ Tát, mục đích để hiệp trợ Phật hàng yêu phục
ma, hoặc giáo hoá chúng sinh.
Trong “Phật học từ điển” của Đoàn Trung Còn ghi
rằng:
Vị Hiếp sĩ 脅士 lại kêu là Hiếp thị 脅侍,
Hiệp trì 脅持, là vị Bồ tát đứng hầu ở hai bên cạnh sườn Phật. Sĩ 士 là Đại
sĩ 大士, tiếng dịch chữ Bồ tát, Hiếp 脅 là cạnh sườn, vì các vị Bồ tát ấy thường theo hầu hai bên cạnh sườn Phật,
tán trợ Phật giáo hoá chúng sanh, như Quan Âm, Thế Chí làm Hiếp sĩ đức Phật A
di Đà; Nhật quang, Nguyệt Quang làm Hiếp sĩ đức Phật Dược Sư; Phổ Hiền, Văn Thù
làm Hiếp sĩ đức Phật Thích Ca...
(Quyển
II, nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1992)
2- Bảo quyển 宝卷:
Một
hình thức văn học diễn xướng truyền thống của Trung Quốc diễn biến từ những lời
giảng thông tục trong các tự viện thời Đường, tác giả đa phần là tăng ni xuất
gia, nội dung có Phật kinh cố sự, khuyến sự văn, thần đạo cố sự, cùng dân gian
cố sự, trong đó nhiều nhất là Phật kinh cố sự.
Mọi người
thường đem bảo quyển phân thành 2 loại: bảo quyển Phật giáo và bảo quyển phi Phật
giáo. Nhưng khuynh hướng cơ bản đều là tuyên truyền nhân quả và tu đạo độ thế,
có sắc thái tôn giáo nồng đậm.
Theo https://baike.baidu.com/item...
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 31/3/2021
(19 tháng 2 Kỉ Niệm Thánh đản Quán Âm Bồ Tát)
Nguyên tác Trung văn trong
QUAN ÂM TIỂU BÁCH KHOA
观音小百科
Tác giả: Nhan Tố Tuệ 颜素慧
Trường Sa – Nhạc Lộc thư xã, 2002