TÂN LỄ
Trong Chu lễ - Xuân quan – Đại tông bá 周礼 - 春官 - 大宗伯 có nói:
Dĩ tân lễ thân bang quốc: Xuân kiến viết Triều,
Hạ kiến viết Tông, Thu kiến viết Cận, Đông kiến viết Ngộ, thời kiến viết Hội,
ân kiến viết Đồng, thời sính viết Vấn, ân cận viết Thị.
以宾礼亲邦国: 春见曰朝, 夏见曰宗, 秋见曰觐, 冬见曰遇, 时见曰会, 殷见曰同, 时聘曰问, 殷觐曰视.
(Dùng
tân lễ để các quốc trong thiên hạ tương thân: Mùa Xuân triều kiến gọi là Triều,
mùa Hạ triều kiến gọi là Tông, mùa Thu triều kiến gọi là Cận, mùa Đông triều kiến
gọi là Ngộ, hội họp chư hầu không định kì gọi là Hội, chư hầu quốc trong thiên
hạ đến triều kiến gọi là Đồng, không định kì phái quan khanh đi thăm Vương gọi
là Vấn, (trong 12 năm có 3 năm) các chư hầu phái quan khanh đi thăm Vương gọi
là Thị)
(Dịch theo “
Ý của
đoạn này là tân lễ của nhà
Do bởi
thời gian khác nhau, hình thức khác nhau, nên tân lễ lại phân thành tám loại.
Triều kiến của bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông lần lượt gọi là “Triều” 朝 “Tông” 宗 “Cận” 觐 “Ngộ”
遇; bình thường hữu sự, thiên tử tuỳ thời triệu kiến chư
hầu, gọi là “Hội” 会; thiên tử đại hội chư hầu, gọi là “Đồng” 同; thiên tử phái sứ giả đi thăm hỏi chư hầu, gọi là “Vấn”
问; sứ giả của chư hầu cùng đi bái kiến thiên tử, gọi là
“Thị” 视. Do bởi danh mục lễ nghi khác nhau, trình tự, quy
cách và lễ vật cụ thể cũng khác nhau. Đối với chi tiết của tám loại tân lễ này,
các học giả xưa nay còn có nhiều tranh nghị. Những lễ tiết khắc bản này không
lưu được lâu dài, đến thời Xuân Thu Chiến Quốc, lễ băng nhạc hoại, cũng chính
là lúc loạn lạc. Cho nên trừ những khảo cứ của người chuyên môn nghiên cứu lễ học,
nhìn chung đối với những chi tiết về quy phạm lễ nghi, người ta đa phần đều
không nghiên cứu sâu thêm.
Nhưng,
tân lễ của nhà
1- Triều lễ 朝礼
Triều lễ
朝礼bao gồm ngũ môn 五门 của thiên tử
(cao môn 皋门, khố môn 库门, lộ môn 路门, trĩ môn 雉门, ứng môn 应门), tam triều (ngoại triều 外朝,
trị triều 治朝, yến triều 燕朝), triều vị 朝位 (vị
trí đứng tại triều đình của tam công 三公, cô 孤, khanh 卿, đại phu 大夫...) triều phục (quan miện 冠冕,
đới 带, phủ phất 黼黻, bội ngọc 佩玉...) cho tới lễ nghi về quân thần xuất nhập 出入, ấp nhượng 揖让, đăng giáng 登降, thính triều 听朝.
Thời
Tây Chu, Vương mỗi ngày thị triều, cùng quần thần nghị sự. Hán Tuyên Đế 汉宣帝 mỗi
5 ngày thướng triều 1 lần. Hậu Hán giảm, tháng 6, tháng 10 ngày sóc lâm triều,
về sau nữa lấy lí do tháng 6 quá nóng nên bỏ. Cho nên một năm chỉ có tháng 10
ngày sóc lâm triều. Nguỵ Tấn Nam Bắc triều có chế độ sóc vọng (mùng 1 và ngày rắm)
lâm triều. Sáng ngày sóc và ngày vọng, công khanh tại triều đường nghị luận
chính sự; sau buổi trưa, thiên tử cùng quần thần cùng nghị sự. Tuỳ Cao Tổ 隋高祖 siêng
năng chính sự, trong Tuỳ thư – Cao Tổ bản
kỉ 隋书 - 高祖纪 có
nói:
Thượng hải đán lâm triều, nhật trắc vong
quyện.
上海旦临朝,日昃忘倦
(Sáng sớm lúc mặt trời mọc lên trên biển đã
lâm triều, mãi cho đến xế trưa quên cả mệt)
Chế độ
thị triều đời Đường, quan viên từ cửu phẩm trở lên, ngày sóc ngày vọng mỗi
tháng lên triều; quan văn từ ngũ phẩm trở lên mỗi ngày đều lên triều. cho nên gọi
là “thường tham quan” 常参官; quan võ từ tam phẩm
trở lên, 3 ngày lên triều 1 lần, gọi là “cửu tham quan” 九参官; từ ngũ phẩm trở lên, 5 ngày lên triều 1 lần, gọi là
“lục tham quan” 六参官.
Đến đời Đường, bắt đầu tại kinh sư thiết lập dinh xá cho quan viên ở bên ngoài. Đầu đời Đường, Đô đốc, Thứ sử, Doãn khảo sứ các nơi đến kinh sư đợi triều kiến, đều tự mình thuê chỗ ở để tạm trú, thường ở lẫn lộn với thương nhân, không ra thể thống gì. Năm Trinh Quán 贞观thứ 19, Đường Thái Tông 唐太宗hạ chiếu, những phường trong kinh sư không có làm gì, kiến tạo hơn 300 dinh xá. Đối với phục trang của quan viên lúc lên triều cũng có quy định nghiêm túc. Quy phạm lễ nghi triều đình cũng ngày càng chặt chẽ.
2- Tương kiến lễ
相见礼
Lễ nghi giao tế qua lại của người xưa, hoàn toàn không phải chỉ giới hạn giữa thiên tử với chư hầu, mà giữa sĩ với sĩ cũng có lễ nghi tương ứng. Trong Lễ nghi 礼仪 có thiên Sĩ tương kiến lễ 士相见礼 ghi chép về những lễ tiết thời thượng cổ sĩ tương kiến, cùng với sĩ kiến đại phu, đại phu tương kiến, đại phu thứ nhân được bề trên gặp, thứ nhân được bề trên gặp, thị toạ cho quân tử, sĩ đại phu thị thực cho quân vương ... Lấy đó làm cơ sở, tương kiến lễ của các đời đã có sự biến hoá và phát triển.
3- Phiên vương
lai triều lễ 蕃王来朝礼
Theo Minh tập lễ 明集礼, đầu đời Hồng Vũ 洪武 chế định phiên vương đến triều lễ. Phiên vương lai triều, sau khi đến quán dịch Long Giang 龙江, dịch lệnh phải bẩm báo lên phủ Ứng Thiên 应天, sau đó báo lên Trung thư sảnh 中书省 và Lễ bộ 礼部. Tri phủ Ứng Thiên phụng mệnh đến quán dịch Long Giang nghinh đón. Phiên vương sau khi đến ở dịch quán, sảnh bộ đặt tiệc khoản đãi. Sau đó do viên quan hướng dẫn, đến điện Phụng Thiên 奉天 triều kiến thiên tử, đến đông cung bái kiến hoàng thái tử. Triều kiến hoàn tất, thiên tử ban yến. Tiếp đó, hoàng thái tử, tỉnh, phủ, đài ... bày tiệc khoản đãi. Phiên vương trở về, trước sau hướng đến thiên tử, hoàng thái tử từ biệt, sau đó do quan viên uý lạo đồng thời tiễn xuất cảnh. Mỗi trình tự trong đó đều có “nghi chú” 仪注 để làm quy phạm.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 10/3/2021
Nguồn
TRUNG QUỐC DÂN TỤC VĂN HOÁ TINH TUÝ
中国民俗文化精粹
Chủ biên: Vương Lệ Na
Bắc Kinh: Tuyến trang thư cục, 2016.