TẠI SAO TIỆM THUỐC BẮC GỌI LÀ “ĐƯỜNG”
MÀ KHÔNG GỌI LÀ “ĐIẾM”
Tiệm
thuốc bắc tại sao gọi là “đường” 堂? Cách gọi này từ đâu
mà ra?
Tương
truyền cách gọi đó có liên quan đến “Y thánh” Trương Trọng Cảnh 张仲景. Trương Trọng Cảnh người
Dụng tư tinh nhi vận bất cao, hậu tương
vi lương y.
用思精而韵不高,后将为良医
(Suy
nghĩ cẩn thận toàn diện, tính cách không huyên náo khoe khoang, sau này nhất định
sẽ là một lương y)
Trương
Trọng Cảnh sống vào cuối thời Đông Hán, đương thời triều chính hủ bại, dân khổ
sở lầm than, lưu lạc tha phương. Ôn dịch liên tiếp bộc phát các nơi trong toàn
quốc, Lạc Dương 洛阳,
Thượng dĩ liệu quân thân chi tật, hạ dĩ cứu
bần tiện chi ách, trung dĩ bảo thân trường toàn, dĩ dưỡng kì sinh.
上以疗君亲之疾, 下以救贫贱之厄, 中以保身长全, 以养其生
(Trên
là để trị bệnh cho bậc trưởng bối, dưới là để cứu nạn ách cho người cùng khổ,
giữa là để bảo trì thân thể, giữ đạo dưỡng sinh)
Trương
Trọng Cảnh khắc khổ chuyên tâm nghiên cứu các sách y thời cổ như Tố vấn 素问, Linh xu 灵枢, Nạn kinh 难经, Âm dương đại
luận 阴阳大论, Thai lư dược lục 胎胪药录 ... theo học với người trong họ là Trương Bá Tổ 张伯祖, được chân truyền, có thành tựu cao trong y học. Thời
gian tại Trường Sa đảm nhiệm chức Thái thú, nơi đó dịch bệnh hoành hành, ông đã
mở một tiệm thuốc tại phủ quan để khám bệnh cho mọi người, không lấy tiền. Lúc
kê toa cho bệnh nhân, ông thường viết thêm mấy chữ “Toạ đường y sinh” 坐堂医生 trước
tên của mình.
Về sau Trương Trọng Cảnh từ quan ở ẩn, chuyên tâm nghiên cứu y học, cuối cùng viết ra bộ trứ tác đồ sộ về y học Thương hàn tạp bệnh luận 伤寒杂病论, được đời sau tôn xưng là “Y thánh” 医圣. Nhân phẩm và thành tựu y học của ông rất được mọi người vô cùng kính ngưỡng. Để kỉ niệm ông, trung y đời sau cũng đã đem tiệm thuốc của mình gọi là “đường” 堂, trải qua thời gian dài đã thành đại danh từ chỉ tiệm thuốc bắc.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 05/3/2021
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên
soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã,
2013