LỄ KINH
(kì 3)
Lễ kí 礼记
Lễ kí礼记là tập luận văn lễ học luận của Nho gia, là bộ sách có
địa vị cao nhất, lưu truyền rộng nhất trong Tam lễ. Trứ tác thuộc về loại lí học
của lễ nghi, nhân đó vào thời kì đầu nó thuộc về sách tham khảo của bộ Nghi lễ 仪礼, cho nên xưng là “kí” 记.
Biên độ ngang dọc về thời gian thành sách tương đối lớn, thời gian hoàn thành
các thiên khác nhau, trên từ Chiến Quốc, dưới đến đầu thời Hán. Tương truyền Hà
Gian Hiến Vương 河间献王 sưu
tập 131 thiên trứ tác tương quan, ngoài ra, vãn kì thời Tây Hán, Lưu Hướng 刘向 lại
thu thập những sách tương tự, tổng cộng 214 thiên. Nho gia Đái Đức 戴德 thời Tây Hán đem biên tập thành 85 thiên, xưng là Đại Đái lễ kí 大戴礼记. Người cháu
là Đái Thánh 戴圣đã bỏ chỗ rườm rà lấy chỗ tinh giản, biên thành 46
thiên, gọi là Tiểu Đái lễ kí 小戴礼记. Về sau, Nho
gia Mã Dung 马融 thời
Đông Hán lại bổ sung 3 thiên, tổng cộng thành 49 thiên, thành bộ Lễ kí 礼记 mà ngày nay chúng ta thấy. Lại do bởi được đại Nho Trịnh Huyền 郑玄 thời
Đông Hán chú thích xuất sắc mà càng thêm nổi danh, địa vị của Lễ kí 礼记 từ
là sách tham khảo cho bộ Nghi lễ 仪礼 đã một bước nhảy lên thành sách giáo khoa. Đời Đường,
chính phủ đem nó với
Nội
dung của Lễ kí 礼记vô cùng rộng lớn,
nhưng chủ yếu không phải là lưu trình nghi thức hoàn chỉnh, mà đa phần là lể tiết
tiểu tiết, chế độ quy chương chi tiết, cùng với lí tưởng chính trị của Nho gia,
đã bổ sung nhiều nội dung mà Nghi lễ 仪礼 chưa ghi chép. Thiên
đầu tiên của Lễ kí 礼记 là Khúc lễ 曲礼, tức lễ tiết tiểu
tiết, hàm chứa mọi phương diện của cuộc sống xã hội thường ngày. Bao gồm lễ tiết
phải tuân thủ mà quân thần thường ngày vấn đáp, lễ tiết khi thần tử tiến hiến vật
phẩm lên quốc quân, lễ tiết tiếp nhận thức ăn và lễ vật mà quốc quân ban tặng;
lễ tiết giao tiếp qua lại những những người có tuối tác khác nhau; lễ tiết qua
lại giữa thầy và trò; phương thức xưng danh qua lại giữa những người có địa vị
xã hội khác nhau; danh xưng đối với thân phận khác nhau của người đã mất, cùng
với các loại cấm kị trong quá trình săn bắn, tế tự, tang táng, nhiều không kể
xiết.
Thứ đến
là thiên Đàn Cung 檀弓, chủ yếu thảo
luận về lễ tang táng. Đàn Cung, họ Đàn 檀
tên Cung 弓, người nước Lỗ, tinh thông lễ nghĩa. Thiên này do Đàn
Cung khi điếu tang, chất nghi Công Nghi Trọng Tử 公仪仲子 lập con thứ làm
người kế thừa mà không lập đích tôn, ghi chép lại những quy phạm lễ tiết về thời
gian phục tang; ngôn ngữ, cử chỉ, ẩm thực khởi cư, búi tóc, phục sức mà người
phục tang cần phải tuân thủ, cùng với những quy định về cách bài trí khí vật
tang táng và đồ trang sức. Tương quan còn có Bôn tang 奔丧, Vấn tang 问丧, Tam niên vấn 三年问, Tang phục
tiểu kí 丧服小记, Tang phục tứ chế 丧服四制, đều là những
bổ sung tiểu tiết đối với Sĩ tang lễ,
và bổ sung ý nghĩa đối với lễ nghi tang táng.
Ngoài
ra, thiên Vương chế 王制thuật lại chế độ
quy chương của quân chủ thời cổ trị lí thiên hạ, liên quan đến chế độ các
phương diện như phong quốc, chức quan, tước lộc, tế tự, tang táng, hình phạt, tuyển
quan, giáo dục, thậm chí cả dưỡng lão. Thiên Nội tắc 内则ghi chép những quy tắc gia đình của sĩ đại phu cùng chế
độ kính lão. Thiên Nguyyệt lệnh 月令 thuật rõ chế độ
phối hợp về thời lệnh, tinh tú, nông sự, tế tự. Thiên Thiếu nghi 少仪 thì tạp ghi các loại tương quan “tế tiểu uy nghi” 细小威仪, như tương kiến, tế tự, sự phụng trưởng quan v.v...
Thiên Đầu hồ 投壶 (1) giới thiệu lễ nghi xã giao của quý tộc cổ đại lúc đầu
hồ. Các thiên Quán nghĩa 冠义, Hôn nghĩa 昏义, Hương ẩm tửu
nghĩa 乡饮酒义, Xạ nghĩa 射义, Yến nghĩa 燕义, Sính nghĩa 聘义, đều là bổ sung
những chỗ chưa đủ của quyển Nghi lễ 仪礼, có giá trị sử
liệu độc đáo và ý nghĩa sâu xa về triết học. Do bởi độ dài ngắn của Lễ kí 礼记 rất lớn, nội dung phức tạp, có thể nói mặt nào cũng
có, rất nhiều loại.
Trong
đó, thiên mục nổi tiếng nhất, chẳng thiên nào qua được thiên Đại học 大学 và thiên
Trung dung 中庸 được Chu Hi 朱熹tuyển chọn đưa vào
trong Tứ thư 四书. Gọi là “Đại học”,
tức học vấn tối đại, chí cao vô thượng. Theo cách nhìn của Nho gia, học vấn tối
đại chẳng gì qua được về đạo đức có thể đạt đến sự hoàn mĩ, về công nghiệp có
thể bình định thiên hạ, đó gọi là “Nội thánh ngoại vương” 内圣外王. Lộ trình thực hiện lí niệm tối cao của nó được gọi
là “tam cương lĩnh” 三纲领, tức minh minh đức 明明德,
thân dân 亲民, chỉ vu chí thiện 止于至善; “bát điều mục” 八条目, tức cách vật 格物, trí tri 致知, thành ý 诚意, chính tâm 正心, tu thân 修身, tề gia 齐家, trị quốc 治国, bình thiên hạ 平天下.
Đại học còn đem tam cương lĩnh và bát điều mục tiến hành tổng quát, “Tự thiên tử dĩ chí vu thứ nhân, nhất giai
dĩ tu thân vi bản” 自天子以至于庶人, 一皆以修身为本 (2) (Từ thiên tử cho đến thứ nhân, ai cũng đều lấy tu
thân làm gốc). Đó chính là cường điệu trong xã hội và trong chính trị, đạo đức
có tính tuyệt đối.
Trung dung 中庸 lần
đầu tiên đề xuất khái niệm thiên mệnh nhân tính, mở đầu thiên nói rằng:
Thiên mệnh chi vị tính, suất tính chi vị
đạo, tu đạo vị chi giáo.
天命之谓性, 率性之谓道, 修道之谓教
Ý nghĩa
câu đó là nhân tính có nguồn gốc từ thiên mệnh, học theo tính mà làm thì có thể
phù hợp với thiên đạo, tuân theo tính mà làm là việc cần phải tu tập, đó chính
là giáo hoá. Giáo hoá mà Trung dung nói tới chính là lễ nhạc giáo hoá. Thông
qua lễ nhạc giáo hoá, người ta sẽ biết thường ngày làm việc như thế nào để
không thiên lệch, xử lí tốt các mối quan hệ của con người. Cho nên hậu thế gọi
sách Trung dung中庸 là tâm pháp của
Nho gia, chính là đạo lí này. Khổng Tử 孔子
từng cảm thán rằng:
Trung dung chi vi đức dã, kì chí hĩ hồ,
dân tiên cửu hĩ.
中庸之为德也,其至矣乎,民鲜久矣
(“Trung dung” là một loại đạo
đức, nó là tối cao! Nhưng mà người ta từ rất lâu đã thiếu loại đạo đức này)
(Luận ngữ
- Ung dã 论语 - 雍也)
Chính
do vì Khổng Tử cảm thán trung dung là khó có được, nên càng khiến trung dung trở
thành nguyên tắc luân lí mà Nho gia cực tôn sùng.
Sự thực,
tình hình các đời các triều có khác nhau, trước giờ không tồn tại tình hình dựa
theo lễ kinh để chế tác lễ nghi một cách nghiêm túc. Trong Nhị thập tứ sử, mỗi sử thư đều có Lễ thư 礼书, Lễ chí 礼志, Lễ nhạc chí 礼乐志 ... , như Khổng Tử có nói:
Ân Thương kế thừa lễ nhạc của nhà Hạ, nhưng
có chỗ tăng giảm; nhà
Cho nên
hoàn toàn không tồn tại lễ mà về hình thức vật chất nguyên viễn lưu trường, huống
hồ Chu lễ 周礼vốn là mô thức chính trị lí tưởng, không có tính hiện
thực, mà tính thực dụng của Nghi lễ 仪礼cũng dần bị tiêu
ma trong sự phát triển của lịch sử. Lễ kí
礼记thì không như thế, thiên mở đầu nói rằng:
Vô bất kính, nghiễm nhược tư, an định từ,
an dân tai.
毋不敬, 俨若思, 安定辞, 安民哉.
(Chớ có mà không kính trọng,
nghi dung nên đoan chính như có điều lo nghĩ, ngôn từ phải khoan thai xác định,
có như thế mới có thể khiến dân tâm ổn định.)
Là nguyên tắc có giá trị được rút ra từ trong chế độ lễ nghi cụ thể ở Chu lễ 周礼và Nghi lễ 仪礼, nó mang tính phổ biến, tính phổ thông, đương nhiên cũng có thể vượt qua thời đại, càng được nhiều người tiếp nhận. (hết)
Chú của người
dịch
1- Đầu hồ 投壺: Là một môn vui
chơi giải trí kèm theo trong lúc yến tiệc mang tính lễ tiết ở thời cổ. Đặt một
chiếc bình (hồ 壺), chủ và khách tại một khoảng cách nhất định thay
phiên nhau ném tên (thỉ 矢), người nào ném tên
vào bình được nhiều là người thắng, người thua bị phạt uống mấy li rượu theo
quy định.
(Theo Lễ kí dịch giải 禮記譯解 của Vương Văn Cẩm 王文錦,
Trung Hoa thư cục xuất bản năm 2007)
2- Ở câu này, trong nguyên tác không có chữ 是 (thị).
Theo Tứ thư 四書 (ngôn văn đối chiếu) của Quảng Trí thư cục 廣智書局, 1964? và Lễ kí dịch giải 禮記譯解 của Vương Văn Cẩm 王文錦,
Trung Hoa thư cục xuất bản năm 2007, đều có chữ是 (thị).
Tự thiên tử dĩ chí vu thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản
自天子以至于庶人, 壹是皆以修身为本
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 22/3/2021
Nguyên tác
LỄ KINH
礼经
Biên soạn:
Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, 20019