Dịch thuật: Là Hồ Tôn Hiến kinh luân gồm tài (2452) ("Truyện Kiều")

 

LÀ HỒ TÔN HIẾU KINH LUÂN GỒM TÀI (2452)

          Kinh luân: Gỡ các mối tơ và bện lại thành dây. “Kinh luân”  經綸 / 经纶nghĩa gốc là chỉnh lí các sợi tơ, dẫn đến nghĩa trị lí đại sự quốc gia.

          Ở quẻ Truân trong kinh Dịch , có ghi:

Tượng viết: Vân lôi Truân, quân tử dĩ kinh luân.

象曰: 雲雷屯, 君子以經綸

          (Tượng viết: Mây và sấm (những năng lực thiên nhiên) là hình tượng của quẻ Truân. Người quân tử (người lãnh đạo) phải biết áp dụng các nguyên tắc và chính sách tổ chức nhà nước.)

          (Theo Dương Ngọc Dũng, Lê Anh Minh: Kinh Dịch cấu hình tư tưởng Trung Quốc. Nxb Khoa học xã hội, 2006)

          Và trong Trung dung 中庸có câu:

          Duy thiên hạ chí thành, vi năng kinh luân thiên hạ chi đại kinh, lập thiên hạ chi đại bản, tri thiên hạ chi hóa dục.

          唯天下至诚, 为能经纶天下之大经, 立天下之大本, 知天下之化育

          (Chỉ có lòng chân thành tối cao với thiên hạ, mới có thể trở thành điển phạm trị lí quốc gia, gây dựng gốc lớn trong thiên hạ, nhận thức được đạo lí thiên địa hoá dục muôn vật)

https://baike.baidu.com/item/%E4%B8%AD%E5%BA%B8/5700593

Có quan tổng đốc trọng thần

Là Hồ Tôn Hiến kinh luân gồm tài

(“Truyện Kiều” 2451 – 2452)

Kinh luân:

          Dịch: Vân, lôi truân: quân tử dĩ kinh luân.

          : 雲雷屯君子以經綸

          (Kinh Dịch: Đương lúc đời lắm việc như mây như sấm, người quân tử phải lấy kinh luân mà khu xử.)

(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960)

                                                                 Huỳnh Chương Hưng

                                                                 Quy Nhơn 19/3/2021

Previous Post Next Post