魂随骨返
何励庵先生言: 十三四时, 随父罢官还京师. 人多舟狭, 遂布席于巨箱上寝. 夜分, 觉有一掌扪之, 其冷如冰, 庵良久乃醒. 后夜夜皆然. 谓是神虚, 服药亦无效, 至登陆乃已. 后知箱乃其仆物. 仆母卒于官署, 厝郊外. 临行阴焚其柩, 而以衣包骨匿箱中. 当由人眠上, 魂不得安, 故作是变怪也. 然则旅魂随骨返, 信有之矣.
(纪昀 - 阅微草堂笔记)
Phiên âm
HỒN
TUỲ CỐT PHẢN
Hà Lệ Am tiên sinh ngôn: Thập tam tứ
thời, tuỳ phụ bãi quan hoàn kinh sư. Nhân đa chu hiệp, toại bố tịch vu cự sương
thượng tẩm. Dạ phân, giác hữu nhất chưởng môn chi, kì lãnh như băng, Am lương cửu
nãi tỉnh. Hậu dạ dạ giai nhiên. Vị thị thần hư, phục dược diệc vô hiệu, chí
đăng lục nãi dĩ. Hậu tri sương nãi kì bộc vật. Bộc mẫu tốt vu quan thự, thố
giao ngoại. Lâm hành âm phần kì cữu, nhi dĩ y bao cốt nặc sương trung. Đương do
nhân miên kì thượng, hồn bất đắc an, cố tác thị biến quái dã. Nhiên tắc lữ hồn
tuỳ cốt phản, tín hữu chi hĩ.
(Kỉ Vân – Duyệt Vi Thảo Đường bút kí)
Dịch nghĩa
HỒN THEO CỐT VỀ QUÊ
Hà Lệ Am tiên sinh nói rằng: Lúc ông mười ba mười bốn tuổi, theo phụ thân đã bãi quan trở về lại kinh sư. Do bởi người thì đông mà thuyền thì hẹp, nên trải chiếu trên chiếc rương lớn để ngủ. Đêm đến ông cảm thấy có một cánh tay đè mạnh lên người, bàn tay lạnh như băng, đè rất lâu ông mới tỉnh dậy. Mấy đêm sau đều như thế. Người nhà cho là khí hư, uống thuốc không hiệu quả, nhưng khi lên đất liền thì hết. Sau mới biết chiếc rương đó là của nô bộc. Mẫu thân của nô bộc chết ở dinh quan, tạm quàn ở vùng ngoại ô. Lúc lên đường, nô bộc lén hoả thiêu linh cữu, dùng y phục bọc di cốt lại rồi đem giấu trong rương. Có lẽ do vì người nằm ngủ trên rương , khiến hồn quỷ không yên nên mới quấy rầy như thế. Nói như vậy, hồn ở tha hương theo cốt trở về lại quê nhà quả là có thật.
Chú của người
dịch
Kỉ Vân 纪昀 (1724 – 1805):
tự Hiểu Lam 晓岚, một tự khác là Xuân Phàm 春帆,
về già có hiệu là Thạch Vân 石云, đạo hiệu Quán Dịch
Đạo Nhân 观弈道人, người huyện Hiến 献
Trực Lệ 直隶 (nay là thành phố Thương Châu 沧州 Hà Bắc 河北).
Kỉ Vân là chính trị gia, văn học
gia đời Thanh, quan viên thời Càn Long 郓隆,
giữ qua các chức Tả đô ngự sử, Binh bộ Thượng thư, Lễ bộ Thượng thư, Hiệp biện
Đại học sĩ gia Thái tử Thái bảo, từng nhậm chức Tổng toản tu biên soạn bộ Tứ khố toàn thư 四库全书.
Kỉ Vân học rộng biết nhiều,
bác lãm quần thư, giỏi thơ cùng biền văn, đặc biệt sở trường về khảo chứng huấn
hỗ. Lúc trẻ tài hoa dồi dào, huyết khí phương cương, về già thế giới nội tâm của
ông ngày càng khép lại. Duyệt Vi Thảo Đường
bút kí là sản vật của tâm cảnh đó. Thơ văn của ông được môn nhân sưu tập,
biên thành bộ Kỉ Văn Đạt Công di tập 纪文达公遗集.
Tháng 2 năm Gia Khánh 嘉庆 thứ 10 (năm 1805), Kỉ Vân bệnh và qua đời. Nhân 2 câu
trong “Gia Khánh đế ngự tứ bi văn” 嘉庆帝御赐碑文
Mẫn nhi hiếu học khả vi văn
Thụ chi dĩ chính vô bất đạt
敏而好学可为文
授之以政无不达
(Siêng năng ham học có thể làm văn
Giao cho chính sự không việc gì là không đạt)
nên khi mất, ông có tên thuỵ là Văn Đạt 文达.
Duyệt Vi Thảo Đường bút kí 阅为草堂笔记 : tổng cộng hơn 38 vạn chữ, 24 quyển, toàn sách chi
là 5 mục lớn, gồm:
- Loan Dương tiêu hạ lục 滦阳消夏录 6 quyển
- Như thị ngã văn 如是我闻 4 quyển
- Hoè Tây tạp chí 槐西杂志 4 quyển
- Cô vọng thính chi 姑妄听之 4 quyển
- Loan Dương tục lục 滦阳续录 6 quyển
biên soạn liên tục từ năm Càn Long thứ 54 (năm 1789) đến
năm Gia Khánh thứ 3 (năm 1798) mới hoàn thành. Năm Gia Khánh thứ 5 (1800) môn
nhân của ông là Thịnh Tài Ngạn 盛财彦 tập hợp san khắc ấn
hành.
Toàn
sách chủ yếu ghi chép những chuyện liên quan đến hồ li thần quỷ, mục đích ở chỗ khuyến thiện trừng ác. Tuy
không thiếu những giáo thuyết nhân quả báo ứng, nhưng thông qua miêu tả, đã phản
ánh được sự hủ bại và hắc ám của xã hội phong kiến.
Theo http://baike.baidu.com/item
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 13/3/2021
Nguồn
DUYỆT VI THẢO ĐƯỜNG BÚT KÍ
阅为草堂笔记
(Thanh) Kỉ Vân 纪昀biên
soạn
Phương Hiểu 方晓 chú dịch
Vũ Hán . Sùng Văn thư cục xuất bản, 2007