Dịch thuật: Kíp truyền chư tướng hiến phù (2353) ("Truyện Kiều")

 

KÍP TRUYỀN CHƯ TƯỚNG HIẾN PHÙ (2353)

          Hiến phù 献俘  / 獻俘: Đánh trận bắt được quân giặc gọi là “phù” (phu). Hiến phù (phu) là một loại quân lễ thời cổ. Khi đánh trận thắng lợi trở về, đem số tù binh bắt được dâng lên tông miếu làm lễ để hiển thị chiến công.

          Trong Tả truyện – Hi Công nhị thập bát niên 左传 - 僖公二十八年 có ghi:

          Thu thất nguyệt Bính Thân, chấn lữ, khải dĩ nhập vu Tấn. Hiến phu thụ quắc, ẩm chí đại thưởng, chinh hội thảo nhị.

          秋七月丙申, 振旅, 恺入于晋. 献俘授馘, 饮至大赏, 征会讨贰.

          (Một ngày tháng 7 mùa thu, quân Tấn thắng lợi khải hoàn, tiến vào nước Tấn. Tại tông miếu làm lễ hiến phu, uống rượu khao thưởng, triệu tập chư hầu hội minh và công phạt nước có hai lòng.) 

http://www.gushice.com/article_5664.html

Kíp truyền chư tướng hiến phù

Lại đem các tích phạm đồ hậu tra

(“Truyện Kiều” 2353 - 2354)

Hiến phù: Dâng những tù binh bắt được trong chiến tranh, hay trong cuộc hành quân.

(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989)

Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, ghi rằng:

          Binh pháp: Phàm sinh hoạch phỉ phạm tắc hiến phù vu thượng.

          兵法: 凡生獲匪犯則獻俘于上

          (Việc quân: Phàm bắt sống được kẻ phỉ phạm, thì phải giải tù ấy lên hầu cấp trên)

(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960)

Xét: Với chữ , Hán Việt tự điển của Thiều Chửu và Từ điển Hán Việt văn ngôn dẫn chứng của Nguyễn Tôn Nhan đều có âm là “phu”. Trong Khang Hi tự điển 康熙字典có ghi:

          “Quảng vận”, “Tập vận”, “Chính vận” tịnh phương vô thiết, âm phu.

          廣韻”, “集韻”, “正韻並芳無切, 音孚

          (“Quảng vận” “Tập vận”,, “Chính vận” đều phiên thiết là PHƯƠNG VÔ 芳無, âm PHU .)

     Như vậy, hai chữ 獻俘đúng ra đọc là “hiến phu”.

Bản “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, câu 2354 là:

Lại đem các tích phạm TÙ hậu tra

Trong “Tư liệu Truyện Kiều  - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn phiên Nôm, câu 2354 là:

Lại đem các tích phạm TÙ  HẦU  tra

                                                     (Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002)

                                                                 Huỳnh Chương Hưng

                                                                 Quy Nhơn 25/02/2021

Previous Post Next Post