ĐẠO GIA TẬP ĐẠI THÀNH – TRANG TỬ
(tiếp theo)
Phản
đối lễ nghi, vô vi nhi trị
Cũng
giống như Lão Tử, Trang Tử cũng chủ trương “vô vi nhi trị” 无为而治. Cùng quan hệ với đó, ông đả kích mạnh
mẽ nhân nghĩa lễ nhạc mà Nho gia đề xướng, cho rằng những thứ đó đều là hành vi
hạn chế thiên tính tự nhiên của con người.
Trong
Trang Tử 庄子 có thuật một câu chuyện ngụ ngôn, nói rằng
có một tên trộm tên là Chích 跖, ngày nọ, môn đồ của ông hỏi ông rằng:
-
Làm cường đạo cũng có quy củ và chuẩn mực
chăng?
Đạo
Chích đáp rằng:
- Làm việc gì mà không có quy củ và chuẩn mực? Không có căn cứ mà suy đoán được trong nhà có chất chứa tài vật, thì đó là thánh minh; vào nhà trước tiên, thì đó là dũng cảm; một mình cuối cùng rời khỏi nhà, thì đó là nghĩa khí; biết có thể áp dụng hành động hay không thì đó là trí tuệ; sau sự việc, phân phối công bằng thì đó là nhân ái. Với năm điều nói trên không thể có đầy đủ, nhưng lại có thể trở thành kẻ trộm lớn, thì thiên hạ không có.
Thông
qua những lời thuyết giáo của Đạo Chích, Trang Tử đã phúng thích “Thánh nhân
chi đạo” 圣人之道
mà Nho gia tuyên dương:
Thánh nhân chi đạo vừa có thể bồi dưỡng thánh nhân, mà cũng có thể bồi dưỡng kẻ
trộm, nhưng thánh nhân trong thiên hạ nhiều mà quân tử ít, có thể thấy “Thánh
nhân chi đạo” mang lại cho thiên hạ lợi ích ít, mà mang lại hoạ hoạn nhiều.
Trang Tử không hề nể nang vạch trần hào quang thần thánh của kẻ thống trị thuộc
tầng lớp trên, còn với bản lai diện mục của kẻ trộm cướp, kẻ tặc phạm tội nhiều
lần, ông vạch rõ họ bình xét đúng sai đã dùng song trùng tiêu chuẩn.
Theo
cách nhìn của Trang Tử, cuộc sống chân chính là tự nhiên nhi nhiên, nhân đó không
cần phải chỉ dạy điều gì, quy định điều gì. Trong Trang Tử 庄子 có truyện ngụ ngôn Thất khiếu” 七窍.
Hỗn Độn sở dĩ có thể sống là bởi vì tâm thái hỗn độn của ông ta, ông ta có thể đi quan sát trời đất. Đến lúc bảy khiếu mở ra, thì cũng là lúc ông ta rời xa bản thể sinh mệnh của mình. Cho nên, Trang Tử cho rằng, bậc đế vương chỉ có thuận theo tự nhiên, xã hội mới có thể an định vững chắc, nhân dân mới có thể giữ đúng chức trách của mình, các sự vật mới có thể dựa theo sự vận chuyển của quy luật tự nhiên.
Cảnh
giới tinh thần tiêu dao tự do
Về
cảnh giới tinh thần, Trang Tử truy cầu tiêu dao tự đắc, không vì đúng sai, tốt
xấu, mừng giận, buồn vui mà làm “nội thương kì tâm” 内伤其心, để thiên tính tự nhiên của con người
có thể có được cảnh giới tự do phát triển. Ông chán ghét cuộc sống thế tục, đối
với những người chỉ biết chăm chăm vào danh lợi thế tục, ông chê là loài chim sẻ
với loài ve, không biết chí nguyện to lớn và trời đất bao la rộng lớn của cá
côn với chim bằng.
Nước
Tống có người tên Tào Thương 曹商, anh ta lấy thân phận sứ thần nước Tống đi sứ nước Tần. Lúc ra
đi mang theo mấy chiếc xe, do bởi Tần Vương thích anh ta, đã tặng cho 100 chiếc
xe. Sau khi về lại nước, Tào Thương giấu không được sự đắc ý của mình, khoe với
Trang Tử rằng:
-
Nếu nói tại ngõ hẹp nhà tranh mang giày cỏ,
cả ngày làm đến nỗi da vàng thân thể ốm yếu, thì tôi không bằng ông; nhưng nếu
nói vừa thấy được mặt quân vương đã liền được ông ta yêu thích thưởng cho cả
trăm chiếc xe thì đó bản lĩnh của tôi.
Trang
Tử cực kì phản cảm đối với thái độ mê cuồng đắc chí của kẻ tiểu nhân như Tào
Thương, ông coi khinh đáp rằng:
-
Nghe nói Tần Vương có bệnh mời thầy thuốc,
chữa khỏi một cái nhọt thì thưởng cho một chiếc xe, nếu ai bằng lòng liếm nhọt
trĩ thì thưởng 5 chiếc xe. Chỗ chữa trị càng thấp thì thưởng càng nhiều. Ta
nghĩ rằng, ông có lẽ đã dùng lưỡi liếm qua nhọt trĩ của Tần Vương. Nếu không,
thì sao Tần Vương lại thưởng cho ông nhiều xe như thế? Ông đi đi.
Kiểu
chọc cười thú vị và nói móc chua ngoa này đã công kích một cách sắc bén nhân
sinh quan thế tục về danh lợi quyền thế, phú quý vinh hoa, biểu hiện sự truy cầu
giá trị siêu nhiên, thanh cao cô ngạo và phong độ nhân cách tự nhiên thoải mái
không bó buộc.
Trang Tử phản đối hạng người hoàn chỉnh sinh mệnh vì người khác vì mình mà ước thúc tự thân để làm thế nào sống được cuộc sống danh lợi. Những tư tưởng và chủ trương này của Trang Tử đối với hậu thế có ảnh hưởng xâu xa. Tinh thần đấu tranh phê phán của văn nhân Trung Quốc giận đời ghét tục, tương thừa nhất mạch tư tưởng của Trang Tử; còn tư tưởng lạc thiên tri mệnh, tuỳ ngộ nhi an, đại thể cũng bắt nguồn từ triết học Lão Trang. (hết)
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 07/02/2021
Nguyên tác Trung văn
ĐẠO GIA TẬP ĐẠI THÀNH GIẢ - TRANG TỬ
道家集大成者 - 庄子
Trong quyển
NHẤT BẢN THƯ ĐỘC ĐỔNG
TRUNG QUỐC TRUYỀN THUYẾT VĂN HOÁ
(quyển 1)
一本书读懂中国传说文化
Tác giả: Thạch Khai Hàng 石开航
Bắc Kinh: Trung Hoa Hoa kiều xuất bản xã, 2012, tái bản
2019