Dịch thuật: Phu nhân khen chước rất mầu (1621) ("Truyện Kiều")

 

PHU NHÂN KHEN CHƯỚC RẤT MẦU (1621)

          Phu nhân 夫人: Chữ “phu” trong từ “phu nhân”  夫人 có ý nghĩa là nhất phu (ngoại tử 外子) nhất thê (nội tử 内子) tổ thành gia đình hai người, dùng để chỉ “ngoại tử”. “Phu nhân” mang ý nghĩa là “phu chi nhân” 夫之人 (người của chồng), tức là người của “ngoại tử”, người đó cũng chính là “nội tử”. Sau đời Hán, thê tử của vương công đại thần xưng là “phu nhân”. Các triều Đường, Tống, Minh, Thanh còn gia phong cho mẫu thân hoặc thê tử của cao quan, xưng là “Cáo mệnh phu nhân” 诰命夫人, theo phẩm cấp của họ. “Nhất phẩm cáo mệnh phu nhân”  一品诰命夫人 là chồng của bà ấy làm quan nhất phẩm, bà được phong là Nhất phẩm cáo mệnh phu nhân. Về sau “phu nhân” dùng để xưng hô vợ của người bình thường hoặc kẻ dưới xưng hô với thê thiếp của chủ nhân. Hiện tại trường hợp chính thức dùng “phu nhân” là để tôn xưng giới nữ đã lập gia đình hoặc tuổi cao.

https://baike.baidu.com/item/%E5%A4%AB%E4%BA%BA

          Thời cổ, “phu nhân” 夫人 chỉ thê tử của chư hầu. Trong Lễ kí – Khúc lễ hạ 禮記 - 曲禮下 có câu:

          Thiên tử chi phi viết “hậu”, chư hầu viết “phu nhân” , đại phu viết “nhụ nhân”, sĩ viết “phụ nhân”, thứ nhân viết “thê”.

天子之妃曰”, 諸侯曰夫人”, 大夫曰  孺人”, 士曰婦人”, 庶人曰

          (Phối ngẫu của thiên tử gọi là “hậu”, phối ngẫu của chư hầu gọi là “phu nhân”, phối ngẫu của đại phu gọi là “nhụ nhân”, phối ngẫu của kẻ sĩ gọi là “phụ nhân” phối ngẫu của dân thường gọi là “thê”)

          (Lễ kí dịch giải 禮記譯解: Vương Văn Cẩm 王文錦 dịch giải”, Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, 2007)

Phu nhân khen chước rất mầu

Chiều con, mới dạy mặc dầu ra tay

(“Truyện Kiều” 1621 – 1622)

Mẹ con trò chuyện lân la

Phu nhân mới gọi nàng ra dạy lời

(“Truyện Kiều” 1769 – 1770)

Giáp binh kéo đến quanh nhà

Đồng thanh cùng gửi: “Nào là phu nhân?”

(“Truyện Kiều” 2259 – 2260)

Trướng hùm mở giữa trung quân

Từ công sánh với phu nhân cùng ngồi

(“Truyện Kiều” 2315 – 2316)

Phu nhân: Ngày xưa ở Trung Quốc, chữ phu nhân chỉ vợ các chư hầu, rồi các quan to, sau này mở rộng chỉ vợ những người có chức vụ hoặc quý phái.

(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989)

Xét: Trong “Tư liệu Truyện Kiều  - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn phiên Nôm, câu 1621 là:

Phu nhân khen chước CŨNG mầu

                                                     (Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002)

                                                                 Huỳnh Chương Hưng

                                                                 Quy Nhơn 22/01/2021

Previous Post Next Post