QUYẾT LỜI DỨT ÁO RA ĐI (2229)
Trong Thế thuyết tân
ngữ - Vưu hối 世说新语 - 尤悔 của Lưu Nghĩa Khánh 刘义庆 thời Nam Triều có chép:
Ôn Công sơ thụ Lưu Tư
không sử khuyến tiến. Mẫu Thôi thị cố trú chi, Kiểu tuyệt cư nhi khứ. Ngật vu
sùng quý, hương phẩm do bất qua dã. Mỗi tước, giai phát chiếu.
温公初受刘司空使劝进母崔氏固驻之峤绝裾而去迄于崇贵乡品犹不过也每爵皆发诏
(Ôn Kiểu lúc ban đầu tiếp nhận sự sai phái của Tư không Lưu
Côn đến Giang Nam thúc giục Tấn Nguyên Đế lên ngôi. Trước lúc ra đi, bà mẹ nắm
lấy vạt áo của ông kiên quyết ngăn trở, Ôn Kiểu cắt đứt vạt áo ra đi. Về sau
tuy không ngừng được thăng quan, nhưng người trong làng khi phẩm bình ông trước
sau đều không thông qua. Mỗi khi triều đình ban cho tước vị đều do hoàng đế trực
tiếp ban phát chiếu thư)
http://reader.epubee.com/books/mobile/44/448d956e88c7ad2b9e04de1099a399fb/text00037.html
(Đời Tấn thực hành chế độ cửu phẩm quan viên, triều đình
căn cứ vào những lời bình phẩm cao thấp của người trong làng mà ban cho quan chức.
Ôn Kiểu trái ý của mẹ, dứt áo ra đi đó là hành vi bất hiếu, nên người trong
làng không thông qua.)
Thành ngữ “Tuyệt cư nhi khứ” 绝裾而去 hình dung một
lòng quyết ý ra đi.
Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi
(“Truyện Kiều” 2229 – 2230)
Dứt áo: Quả quyết ra đi.
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội – 1989)
Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích,
ghi rằng:
Tấn thư: Ôn Kiêu ngữ mẫu tất tuyệt cứ nhi khứ.
晉書: 溫嶠語母畢絕裾而去
(Sách Tấn:
Ông Ôn Kiều bảo mẹ sang dứt áo mà đi)
(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960)
Xét: Theo ý riêng, với câu 2229 này, Nguyễn Du đã liên tưởng
đến thành ngữ “Tuyệt cư nhi khứ”.
Bản “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích,
câu 2230 là:
Gió ĐƯA bằng TIỆN ĐÃ LÌA dặm khơi
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 27/12/2020