MUÔN CHUNG NGHÌN TỨ CŨNG LÀ CÓ NHAU
(2204)
Muôn chung
nghìn tứ: Tức “thiên tứ vạn chung” 千驷万钟, chỉ sự giàu sang phú quý.
Thiên
tứ 千驷 / 千駟: Bốn ngàn con ngựa. Phiếm chỉ số nhiều.
Trong Luận ngữ - Quý thị 论语 - 季氏 có ghi:
Tề
Cảnh Công hữu mã tứ thiên, tử chi nhật, dân vô đức nhi xưng yên.
齐景公有马驷千, 死之日, 民无德而称焉.
(Tề Cảnh Công tuy có đến bốn ngàn con
ngựa, nhưng ngày ông ta mất, dân cho ông ta là không có đức hạnh nên chẳng có
ai ngợi khen)
Khổng
Dĩnh Đạt 孔颖达 trong
Hà Án – Tập giải 何晏 - 集解 nói
rằng:
Thiên tứ, tứ thiên thất.
千驷, 四千匹
(Thiên tứ là bốn ngàn con ngựa)
https://baike.baidu.com/item/%E5%8D%83%E9%A9%B7
Trong “Ngôn văn
đối chiếu Tứ thư” 言文對照四書của Hương Cảng Quảng Trí thư cục xuất bản cũng giải
thích là “bốn ngàn con ngựa”:
“Thiên tứ”, tức tứ thiên thất mã.
“千駟” 即四千匹馬
(“Thiên tứ” là bốn ngàn con ngựa)
Vạn
chung 万钟 / 萬鍾: Muôn chung. “Chung” là dụng cụ thời cổ dùng để đong
thóc.
Trong Mạnh Tử - Công Tôn Sửu hạ 孟子 - 公孙丑下 có ghi:
Vương
vị Thời Tử viết: “Ngã dục trung quốc nhi thụ Mạnh Tử thất, dưỡng đệ tử dĩ vạn
chung, sử chư đại phu quốc nhân giai hữu sở căng thức. Tử hạp vị ngã ngôn chi!”
王谓时子曰: “我欲中国而授孟子室, 养弟子以万钟, 使诸大夫国人皆有所矜式. 子盍为我言之!
(Tề Vương nói với Thời Tử rằng: “Ta muốn
cấp cho Mạnh Tử một gian nhà trong quốc đô, ban cho muôn chung lương thực để
nuôi học trò, khiến các đại phu và bách tính bình dân đều kính trọng và học
theo. Sao ông không thay ta đi nói với ông ấy!)
(“Mạnh Tử” 孟子: Vạn Lệ Hoa 万丽华, Lam Húc 蓝旭dịch chú. Bắc Kinh – Trung Hoa thư cục, 2007)
Một lời đã biết đến ta
Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau
(“Truyện Kiều” 2203 – 2204)
Muôn chung nghìn tứ: Chung là đồ đong thời xưa, quan đời
xưa ăn lương bằng thóc, lương muôn chung thóc là của bậc khanh tướng., tứ là cỗ
xe bốn ngựa, nghìn tứ là chỉ bậc vương hầu có hàng nghìn cỗ xe đóng bốn ngựa.
(Đào
Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989)
Trong “Kim Vân
Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, ghi rằng:
Mạnh Tử: Thiên tứ vạn chung.
孟子:千駟萬鐘
(Sách Mạnh Tử: Nghìn
cỗ xe tứ muôn chung thóc)
(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960)
Xét: Chữ 鍾 (chung) này là dụng cụ thời cổ dùng để đong thóc; chữ 鐘 (chung) này là cái chuông. Bản “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, in là chữ 鐘.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 17/12/2020