DƯƠNG
Dương
Chu 杨朱, tự Tử Cư 子居, người nước Nguỵ
(nay là thành phố Khai Phong 开封 Hà
Con người
Dương
Về cuộc
đời của Dương Chu, người đời sau biết rất ít. Bản thân Dương Chu cũng không để
lại bất kì trứ tác nào, các sách như Mạnh
Tử 孟子, Hàn Phi Tử 韩非子, Trang Tử 庄子, Lã Thị Xuân
Thu 吕氏春秋, Liệt Tử 列子 ... tuy nhiều lần xuất hiện tên của ông, nhưng đa phần
là liên quan đến luận thuật về tư tưởng của ông.
Từ những
ghi chép tản mác, chúng ta biết đại khái rằng, niên đại mà Dương Chu hoạt động
sau một chút so với Mặc Tử 墨子, nhưng sớm hơn Mạnh
Tử 孟子. Hành tung của ông đa phần tại Tống, Tề, Lương. Theo
ghi chép trong Trang Tử 庄子, Dương Chu từng
gặp Lão Tử. Học thuyết của ông tương đối nổi tiếng lúc bấy giờ. Mạnh tử từng
nói:
Dương Chu, Mặc Địch chi ngôn doanh thiên hạ.
Thiên hạ chi ngôn bất quy Dương, tắc quy Mặc.
杨朱墨翟之言盈天下. 天下之言不归杨, 则归墨
(Lời của
Dương Chu, Mặc Địch đầy khắp thiên hạ. Lời trong thiên hạ, nếu không là của
Dương thì là của Mặc).
Những
người đi học đương thời phân làm hai phái, không theo học với Dương Chu thì
theo học với Mặc Địch, có thể thấy sức ảnh hưởng của Dương Chu lúc bấy giờ.
Những
câu chuyện mà Dương chu lưu truyền lại không nhiều, tương đối nổi tiếng là
“Dương Chu khấp kì” 杨朱泣岐 và “Dương Bố đả cẩu” 杨布打狗.
Có một
lần, Dương Chu ra ngoài đến một ngã rẽ, không ngăn được niềm thương cảm liền
khóc lên, nói rằng:
Tại ngã rẽ đi sai nửa bước, sau khi biết ra
thì đã sai cả ngàn dặm.
Cũng có
một lần, em Dương Chu là Dương Bố 杨布 mặc y phục màu trắng
ra đi. Lúc về gặp phải cơn mưa lớn, bèn thay y phục màu đen, kết quả con chó
trong nhà không nhận ra, nó đón mà sủa. Dương Bố vô cùng giận định đánh. Dương
Chu bảo rằng:
Em không nên đánh nó. Giả như con chó lúc ra đi màu trắng, lúc về lại biến thành màu đen, lẽ nào em không cảm thấy kì lạ như nó sao?
Hàm nghĩa
chân chính của “nhất mao bất bạt” 一毛不拔
Trong
chư tử thời Tiên Tần, không nghi ngờ gì, Dương Chu là một nhân vật loại khác,
khi đề cập đến ông, người ta trước tiên nghĩ đến câu phê phán của Mạnh tử đối với
ông:
Dương Chu chủ trương vị ngã, nhổ một sợi
lông mà làm lợi cho thiên hạ cũng không làm. Mặc Tử chủ trương kiêm ái, cho dù
có đi mòn trán lỏng gót mà có lợi cho thiên hạ cũng làm.
Thế là
Dương Chu trong lịch sử trở thành hình tượng tự tư cực đoan, bị văn nhân mặc
khách dùng lời nói và văn chương phê phán mấy ngàn năm. Quả thực như vậy chăng?
Học trò
của Mặc Tử 墨子 là Cầm
Hoạt Li 禽滑厘 có một
lần hỏi Dương Chu:
- Nhổ một sợi lông của tiên sinh mà có thể cứu
thế đạo thiên hạ, tiên sinh có bằng lòng không?
Dương
Chu đáp rằng:
- Thế đạo không phải chỉ một sợi lông mà có thể
cứu.
Cầm Hoạt
Li lại hỏi:
- Giả sử có thể, tiên sinh có bằng lòng không?
Dương
Chu im lặng không đáp. Cầm Hoạt Li đành lui ra, đem chuyện đó nói với học trò của
Dương Chu là Mạnh Tôn Dương 孟孙阳. Mạnh Tôn Dương
nói rằng:
- Ông không biết dụng tâm của tiên sinh rồi!
Xin hỏi ông: Nếu có người đánh ông một trận rồi cho ông vạn lượng vàng, ông có
bằng lòng không?
Cầm Hoạt
Li đáp:
- Bằng lòng!
Mạnh
Tôn Dương lại hỏi:
- Chặt một cái chân của ông rồi cho ông một quốc
gia, ông có bằng lòng không?
Cầm Hoạt
Li không nói gì. Thế là Mạnh Tôn Dương nói:
- So với da thịt, sợi lông nhỏ không đáng để
nói; so với chi thể, da thịt lại nhỏ không đáng để nói. Đạo lí này ai cũng đều
rõ. Nhưng, không có lông thì sẽ không có da thịt; không có da thịt thì sẽ không
có chi thể. Một sợi lông lẽ nào vì nó nhỏ mà có thể không coi trọng sao?
Theo
cách nhìn của Mạnh Tôn Dương, lợi ích của chỉnh thể đương nhiên là quan trọng,
nhưng lợi ích của cá thể cũng không thể xem thường. Nếu nói vì hạnh phúc của
người trong thiên hạ, mà nhất định mỗi cá nhân đều không hạnh phúc, đều làm vật
hi sinh, “hạnh phúc” như thế có phải là hạnh phúc không? Giống như Trường
Giang, Hoàng Hà đều do những dòng chảy nhỏ tụ lại mà thành, nếu nước suối, nước
khe, sông nhỏ đều cạn kiệt, thì Trường Giang, Hoàng Hà còn có nước không?
Theo cách nhìn của Dương Chu, hi sinh cá nhân để thoả mãn xã hội là không đúng; cũng như vậy, hi sinh xã hội để thoả mãn cá nhân cũng không đúng. Có thể thấy Dương Chu hoàn toàn không phải là con quỷ keo kiệt “nhất mao bất bạt” 一毛不拔 (một sợi lông cũng không nhổ), ông không những chủ trương giữa người với người bình đẳng, mà còn chủ trương giữa cá nhân với xã hội cũng cần phải bình đẳng, ai cũng không thể làm tổn hại ai. Mở rộng đến việc trị quốc, chính là không nên hễ động một tí là lấy danh nghĩa “quốc gia thiên hạ”, mặc ý xâm phạm và cướp đoạt quyền lợi cá nhân của quần chúng nhân dân.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 18/12/2020
Nguyên tác Trung văn
“VỊ NGÔ ĐÍCH DƯƠNG
“为我” 的杨朱
Trong quyển
NHẤT BẢN THƯ ĐỘC ĐỔNG
TRUNG QUỐC TRUYỀN THUYẾT VĂN HOÁ
(quyển 1)
一本书读懂中国传说文化
Tác giả: Thạch Khai Hàng 石开航
Bắc Kinh: Trung Hoa Hoa kiều xuất bản xã, 2012, tái bản
2019