闻逆耳言 怀拂心事
耳中常闻逆耳之言, 心中常有拂心之事, 才是进德修行的砥石. 若言言说耳, 事事快心, 便把此生埋在鸩毒中矣.
(菜根谭 - 自省克己)
VĂN
NGHỊCH NHĨ NGÔN HOÀI PHẤT TÂM SỰ
Nhĩ trung thường văn nghịch nhĩ chi
ngôn, tâm trung thường hữu phất tâm chi sự, tài thị tiến đức tu hạnh đích để thạch.
Nhược ngôn ngôn duyệt nhĩ, sự sự khoái
tâm, tiện bả thử sinh mai tại chẩm độc trung hĩ.
(Thái căn đàm – Tự tỉnh khắc kỉ)
NGHE NHỮNG LỜI KHÔNG THUẬN TAI
CHỨA NHỮNG VIỆC KHÔNG HÀI LÒNG
Thường nghe những lời không thuận tai, thường gặp những việc không hài lòng, đó mới là cách để tu thân dưỡng tính đề cao đạo hạnh. Nếu nghe lời nào cũng thuận tai, gặp việc nào cũng hài lòng, thế thì cả đời như chìm đắm trong rượu độc.
Giải thích
và phân tích
Đầu đời
Đường, Nguỵ Vương Lí Thái 魏王李泰 thích văn học, được Đường Thái Tông 唐太宗 sủng
ái. Nhưng một số đại thần trong triều lại cho rằng Lí Thái chỉ có hư danh nên rất
xem thường Lí Thái. Đường Thái Tông nghe được sự việc cả giận, triệu các đại thần
đến quở trách, nói rằng:
- Thời Tuỳ Văn Đế 隋文帝, chúng đại thần đều bị chư vương giẫm đạp dưới chân.
Trẫm nếu như phóng túng chư vương, chư vương tất sẽ như thế, các vị sớm bị giết
đồng thời khiến các vị mang nhục rồi.
Lúc bấy
giờ Nguỵ Trưng 魏徵 nghiêm
túc nói rằng:
- Nếu pháp kỉ cương thường bị phá hoại triệt để,
cố nhiên là không cần phải bàn. Như nay có vị quân chủ thánh minh, Nguỵ Vương
đương nhiên không có đạo lí nhục mạ quần thần. Tuỳ văn Đế kiêu túng cho con, cuối
cùng đã làm con quỷ dưới lưỡi đao, việc đó đáng để bắt chước theo sao?
Đường
Thái Tông sau khi nghe qua, phút chốc vui mừng nói rằng:
- Trẫm nhân vì tư ái mà quên công nghĩa, nghe
qua lời của ái khanh mới biết việc trẫm làm không hợp đạo lí.
Lời tục
có câu: “Trung ngôn nghịch nhĩ lợi vu hành, lương dược khổ khẩu lợi vu bệnh” 忠言逆耳利于行, 良药苦口利于病 (Lời nói trung thành tuy nghịch tai nhưng có lợi cho
việc làm, thuốc hay tuy đắng nhưng có lợi cho bệnh), trên thế giới này, vị quân
chủ anh hùng giống như Đường Thái Tông cũng có lúc khó tránh khỏi sai lầm, huống
hồ chúng ta là người bình thường. Lúc đó nếu có người bên tai nhắc chúng ta,
khiến chúng ta kịp thời điều chỉnh cho thích hợp thái độ tâm tính và cách sinh
hoạt của mình, khi xử sự giữ được đầu óc tỉnh táo, sẽ không mất đi phúc phận.
Thời Tam Quốc, khi Tôn Quyền 孙权 lúc đầu chấp
chính giang sơn, nghe những lời xui giục của những kẻ gian nịnh a dua, chìm đắm
trong hoan lạc không thể tự thoát ra được, may mà có bề tôi trung thành là
Trương Chiêu 张昭 can
gián những lời nghe nghịch tai, mới phấn chấn tinh thần trở lại.
Có một
ngày, Tôn Quyền tổ chức yến tiệc tại Điếu Ngư Đài 钓鱼台 ở Vũ Xương 武昌, cảnh tượng cực kì xa hoa. Lúc bấy giờ Tôn Quyền đã
ngà say, sướng miệng nói rằng:
- Hôm nay chúng ta không say không về, ra sức
mà uống rượu.
Lời Tôn
Quyền chưa dứt, Trương Chiêu đã lặng lẽ rời khỏi Điếu Ngư đài. Khi đã ngồi yên
trong xe, Tôn Quyền phái người gọi Trương Chiêu quay lại, nói rằng:
- Chỉ là nhất thời cao hứng, khanh hà tất giận
làm mọi người mất vui.
Trương
Chiêu đáp rằng:
- Ngày trước Trụ Vương 纣王 nhà Thương cũng vì vui chơi như thế ,
cho đó không phải là việc xấu, nhưng cuối cùng tự thiêu lấy mình trên Lộc Đài 鹿台.
Nghe mấy
lời đó, sắc mặt Tôn Quyền lộ vẻ xấu hổ, thế là không chìm đắm trong vui chơi hưởng
lạc nữa, đồng thời dưới sự chỉ điểm của Trương Chiêu ngày ngày tinh tiến, kịp
thời phản tỉnh sai lầm của mình, cũng kịp thời tiến hành tự mình phê bình, sửa
chữa sai lầm, nhân đó, cơ nghiệp của Đông Ngô ngày càng lớn mạnh.
Một xã
hội, một đoàn thể, một cá nhân đều có vấn đề và khuyết điểm mà tự mình không thể
nhận biết, tất cần phải có người chỉ ra mới có thể giác ngộ. Có người cho rằng:
Các
nhân tự tảo môn tiền tuyết
Bất quản
tha nhân ngoã thượng sương
各人自扫门前雪
不管他人瓦上霜
(Mỗi người tự quét tuyết nơi sân nhà mình
Chớ quản sương trên mái ngói nhà người khác)
là được, mà không biết rằng xã hội đoàn thể và cá nhân
có liên quan đến sự thành bại vinh nhục của mình, nêu ra ý kiến nhắc nhở không
thể không làm.
Trong cuộc sống, bản thân là người lãnh đạo, người quản lí, chỉ có lòng như sơn cốc sâu rộng, khiêm tốn dung nạp lời của người khác, lắng nghe những ý kiến của người khác, đồng thời tiếp nhận những kiến nghị tốt, tổng kết những bài học sai lầm, mới có thể đưa ra những quyết định sáng suốt, được mọi người tin phục. Làm một người bình thường, khiêm tốn tiếp nhận phê bình, càng có thể có được nhiều thành tựu phi phàm. Kì thực, “Nhược ngôn ngôn duyệt nhĩ, sự sự khoái tâm, tiện bả thử sinh mai tại chẩm độc trung hĩ” 若言言说耳, 事事快心, 便把此生埋在鸩毒中矣, câu này không nói quá chút nào. Với những người thường gặp kiến nghị phê bình, gặp nghịch cảnh trong cuộc sống, nếu những người đó chỉ biết nghe những lời mật ngọt, cả đời không có gặp những việc không vừa lòng thì sự tiến bộ tương đối chậm, thường phạm phải nhiều sai lầm, hơn nữa những sai lầm mà phạm phải thường không có cách nào cứu chữa, khi hối hận thì đã muộn.
Trên thế giới vốn không có sự hoàn mĩ, nếu chúng ta đối với sai lầm của mình mà huý bệnh sợ thuốc, cứ che che giấu giấu, tuy có thể qua được nhất thời, nhưng tháng dài năm rộng cuối cùng sẽ có một ngày gây nên sai lầm to lớn không cách nào cữu vãn. Cho nên, bất luận chúng ta ở vào nghịch cảnh hay ở vào thuận cảnh, đều phải biết nội tâm tự phản, đồng thời “Thường văn nghịch nhĩ chi ngôn, thường hữu phất tâm chi sự” 常闻逆耳之言, 常有拂心之事, có như vậy đức nghiệp và sự nghiệp của chúng ta trong sự mài giũa mới không ngừng được nâng cao.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 11/11/2020
Nguồn
THÁI CĂN ĐÀM
菜根谭
Tác giả: (Minh) Hồng Ứng Minh 洪应明
Biên soạn: Bàng Bác 庞博
Trung Quốc Hoa Kiều xuất bản xã, 2013