NGHĨA GỐC CỦA TỪ “TRÓC ĐAO” CÓ PHẢI LÀ
VIẾT VĂN THAY CHO NGƯỜI KHÁC
“Tróc đao” 捉刀 thường dùng
chung với “đại bút” 代笔. Văn tự cổ đại của Trung Quốc xưa nhất là dùng dao khắc
trên xương thú và mai rùa. Về sau phát minh ra thẻ giản, người ta dùng bút lông
viết chữ lên trên, nếu phát hiện chỗ sai cần sửa thì sẽ dùng dao cạo bỏ đi, sau
đó viết lại. Cho nên “đao” 刀và “bút” 笔 có quan hệ mật thiết.
Từ “tróc đao” 捉刀đến
từ Thế thuyết tân ngữ - Dung chỉ 世说新语 - 容止 của
Lưu Nghĩa Khánh 刘义庆 người
Tống thời
Nguỵ
Vũ tương kiến Hung nô sứ, tự dĩ vi hình lậu, bất túc hùng viễn quốc; sử Thôi Diễm
đại, đế tự tróc đao lập sàng đầu. Kí tất, lệnh gián điệp vấn viết: “Nguỵ Vương
hà như?” Hung nô sứ đáp viết: ‘Nguỵ Vương nhã vọng phi thường; nhiên sàng đầu
tróc đao nhân, thử nãi anh hùng dã.’ Nguỵ Vương văn chi, truy sát thử sứ.
魏武将见匈奴使, 自以为形陋, 不足雄远国; 使崔琰代, 帝自捉刀立床头. 既毕, 令间谍问曰: ‘魏王何如?’ 匈奴使答曰: ‘魏王雅望非常; 然床头捉人, 刀此乃英雄也.’ 魏王闻之, 追杀此使.
Đoạn văn này ý nghĩa là Tào Tháo 曹操 sau
khi thống nhất phương bắc, gặp lúc sứ thần Hung nô đến triều kiến. Tào Tháo cho
rằng mình tướng mạo không đủ uy nghiêm, khó mà đạt được mục đích làm cho sứ thần
khiếp sợ. Thế là mệnh cho Thôi Diễm 崔琰 tướng mạo tuấn tú, khí vũ phi phàm thay ông ngồi trên
sàng, còn ông tự mình giả trang thành thị vệ cầm đao đứng bên sàng. Sau khi
tham bái kết thúc, Nguỵ Vương sai gián điệp đi hỏi sứ giả Hung nô:
- Đối
với Nguỵ Vương có ấn tượng như thế nào?
Sứ thần đáp rằng:
- Nguỵ
Vương tuấn mĩ, phong thái cao nhã, nhưng người mà cầm đao ở bên sàng khí độ uy
nghiêm, có thể sánh với người phi thường, quả là anh hùng vậy!
Tào Tháo sau khi nghe qua, sợ sứ giả
tiết lộ chân tướng, thế là sai người giết sứ giả đó.
Trong điển cố này, “tróc đao nhân” 捉刀人 là người nhờ người khác thay mình, không hoàn toàn nhất trí với nghĩa hiện tại của từ. Còn như người đời sau dùng “tróc đao” 捉刀 để ví việc viết văn thay cho người khác, có lẽ là trong quá trình lưu truyền từ ngữ xuất hiện hiện tượng chuyển nghĩa. Cho nên, “tróc đao đại bút” 捉刀代笔 mà chúng ta thường nói, ý nghĩa là thay người khác viết văn chương. Ngoài ra, người mà thay người khác viết công văn hoặc đơn từ gày trước được gọi là “đao bút lại” 刀笔吏, cũng đủ để thấy tính liên quan mật thiết giữa “tróc đao” và “đại bút”.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 24/11/2020
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên
soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã,
2013