CHỮ “VÔ”
无 無
Bính âm “wú”
无 4 nét
無 12 nét
1-
Không có, đối lập với “hữu” 有:
Vô địch 无敌
/ vô giá chi bảo 无价之宝 / tùng vô đáo hữu 从无到有.
2-
Chẳng (như 不 “bất”)
:
Vô luận 无论
/ vô tu 无须
3-
Bất luận:
Sự vô cự tế, đô yếu qua vấn. 事无巨细, 都要过问
Thuyết giải
Chữ 无 bộ 一 (nhất)
hoặc bộ 二 (nhị),
kết cấu độc thể, kì tự 奇字 (chữ lạ). Chữ無 và chữ 无 thời cổ thông dụng, trong văn thư chính thức chỉ dùng無, trong tác phẩm văn học thế tục và trong tập ngữ lục
thiền tông thường dùng 无. Trong Đôn Hoàng tả bản 敦煌写本, Tổ đường tập 祖堂集 bản
san khắc đời Tống, Lưu Tri Viễn 刘知远 bản san khắc đời
Nguyên thấy nhiều chữ 无. Lấy chữ 无 làm chữ giản hoá cho chữ無 có nền tảng lịch sử của nó. Chữ 无 có thể dùng làm thiên bàng giản hoá, như 抚 / 撫 (phủ), 芜 / 蕪 (vu).
Với chữ 无,
phần trên là chữ 二 (nhị), không thể nhầm với chữ 旡.
Chữ 無 ngày trước quy về bộ 火 (hoả).
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 13/11/2020
Nguồn
GIẢN HOÁ TỰ, PHỒN THỂ TỰ ĐỐI CHIẾU TỰ ĐIỂN
简化字繁体字对照字典
Chủ biên: Giang Lam Sinh 江蓝生,
Lục Tôn Ngô 陆尊梧
Thượng Hải – Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, 1998