Dịch thuật: Bao tàng hoạ tâm, hãm hữu bất nhân (Úc Li Tử)

 

包藏祸心  陷友不仁

    西郭子侨与公孙诡随, 涉虚, 俱为微行 (1). 昏夜逾其邻人之垣, 邻人恶之, 坎其往来之涂 (2). 而置溷.  一夕又往, 子侨先堕于溷, 弗言, 而招诡随; 诡随从之堕, 欲呼, 子侨掩其口曰: 勿言.俄而, (*) 虚至, 亦堕. 子侨乃言曰: 我欲其无相咥 (3) .君子谓西郭子侨非人也, 己则不慎, 自取污辱, 而包藏祸心, 以陷其友, 其不仁甚矣

                        (郁離子 - 正己)

BAO TÀNG HOẠ TÂM   HÃM HỮU BẤT NHÂN

          Tây Quách Tử Kiều dữ Công Tôn Quỷ Tuỳ, Thiệp Hư, câu vi vi hành (1). Hôn dạ du kì lân nhân chi viên, lân nhân ố chi, khảm kì vãng lai chi đồ (2), nhi trí hỗn yên. Nhất tịch hựu vãng, Tử Kiều tiên đoạ vu hỗn, phất ngôn, nhi chiêu Quỷ Tuỳ; Quỷ Tuỳ tùng chi đoạ, dục hô, Tử Kiều yểm kì khẩu viết: “Vật ngôn.” Nga nhi, Thiệp (*) Hư chí, diệc đoạ. Tử Kiều nãi ngôn viết: “Ngã dục kì vô tương hí (3) dã.” Quân tử vị Tây Quách Tử Kiều phi nhân dã. Kỉ tắc bất thận, tự thủ ô nhục, nhi bao tàng hoạ tâm, dĩ hãm kì hữu, kì bất nhân thậm hĩ!

                                                                     (Úc Li Tử - Chính kỉ)

NUÔI LÒNG GÂY HOẠ, HÃM HẠI NGƯỜI KHÁC

          Tây Quách Tử Kiều cùng Côn Tôn Quỷ Tuỳ và Thiệp Hư, cả ba người ngầm xuất hành. Đêm tối họ thường nhảy qua tường nhà hàng xóm, hàng xóm ghét, bèn đào trên đoạn đường mà họ thường qua lại, đặt một cái hố phủ cỏ tranh. Một đêm nọ, ba người lại ra đi. Tử Kiều lọt xuống hố trước tiên, anh ta không lên tiếng, cố ý vẫy gọi Quỷ Tuỳ đến, Quỷ Tuỳ theo đó cũng lọt xuống hố; Quỷ Tuỳ định lên tiếng gọi, nhưng Tử Kiều đã bịt miệng Quỷ Tuỳ, nói rằng: “Chớ có nói”. Lát sau, Thiệp Hư đến, cũng lọt xuống hố. Lúc bấy giờ Tử Kiều mới nói: “Tôi không muốn chúng ta cười chế nhạo lẫn nhau.” Bậc quân tử bình luận về Tử Kiều đều nói rằng anh ta không phải là con người. Anh ta tự mình không cẩn thận, bị nhục, lại nuôi lòng gây hoạ, hãm hại bạn bè, quả thật là rất bất nhân!

Chú giải

1- Vi hành 微行: Thời trước, đế vương hoặc cao quan che giấu thân phận của mình cải trang xuất hành. Ở đây chỉ ngầm xuất hành.

2- Đồ : đồng với chữ .

3- : cười lớn, ở đây chỉ cười chế nhạo.

Chú của người dịch

(*)- Trong nguyên tác, ở đây in nhầm là chữ “bộ” .

Úc Li Tử 郁離子: là tác phẩm của Lưu Cơ 刘基 đời Minh, gồm 18 thiên (chương), với 195 tắc, đa phần là ngụ ngôn (181 tắc). Nhìn từ nội dung, trong Úc Li Tử không ít ngụ ngôn ẩn dụ về tình hình chính trị và xã hội cuối đời Nguyên, nói lên những điều không tốt của thế sự lúc bấy giờ, phúng thích nhà cầm quyền xa lánh người hiền tin dùng bọn gian nịnh, bổ dụng bà con thân thích. Còn có không ít những tắc ngụ ngôn nhắm vào sự lạc hậu ngu muội tương đối điển hình, phẩm hạnh thấp kém và hiện tượng nhân luân không hợp của xã hội cuối đời Nguyên. Đồng thời với việc châm biếm khuyên răn, tác phẩm còn vạch rõ thái độ nhân sinh chính xác, cho người đọc sự gợi mở và giáo dục sâu sắc. Có tắc báo cho người đời không nên mất cảnh giác với kẻ địch, có tắc cảnh báo không nên mê tín, cũng có tắc khuyên răn chớ tự cao tự đại, xử lí chính vụ phải nắm được mấu chốt của vấn đề. Toàn sách đề tài phong phú, ngôn ngữ sắc bén, ngụ ý sâu xa. So với những trứ thuật khác của Lưu Cơ, Úc Li Tử càng phản ánh nhiều triết học quan, chính trị quan, kinh tế quan, đạo đức quan, nhân tài quan của ông cùng với thành tựu văn học. Nó cũng phản ánh chủ trương an bang định quốc của ông.

          Tắc này ở thiên Chính kỉ 正己

Lưu Cơ 刘基 (1311 – 1375): tự Bá Ôn 伯温, người làng Nam Điền 南田 huyện Thanh Điền 青田 (nay là huyện Văn Thành 文成tỉnh Triết Giang 浙江). Ông là nhà mưu lược quân sự, nhà chính trị và là nhà thơ cuối đời Nguyên đầu đời Minh, thông kinh sử, hiểu thiên văn, tinh binh pháp. Lưu Cơ phò tá Chu Nguyên Chương 朱元璋 hoàn thành nghiệp đế, khai sáng triều Minh, đồng thời ra sức gìn giữ sự ổn định quốc gian nhân đó mà nổi danh khắp thiên hạ. Lưu Cơ được người đời sau xem như Chư Cát lượng 诸葛亮.

          Khi mất ông có tên thuỵ là Văn Thành 文成

          Nguồn http://www.baike.com/wiki

                                                                        Huỳnh Chương Hưng

                                                                        Quy Nhơn 09/11/2020

Nguồn

ÚC LI TỬ

郁离子

Tác giả: Lưu Cơ 刘基

Dịch chú: Mộc Tử 木子

Thượng Hải – Học Lâm xuất bản xã, 2002.

Previous Post Next Post