Dịch thuật: Vợ chồng chén tạc chén thù (1835) ("Truyện Kiều")

 

VỢ CHỒNG CHÉN TẠC CHÉN THÙ (1835)

          Chén tạc chén thù: Chủ và khách cùng nhau mời rượu. Chủ hướng đến khách mời rượu gọi là “thù” ; khách hướng đến chủ mời rượu gọi là “tạc” . “Thù tạc” 酬酢  cũng phiếm chỉ việc giao tiếp ứng thù hoặc ứng phó, ứng đối.

Trong Dịch – Hệ từ thượng - 系辞上 có câu:

          Hiển đạo thần đức hạnh, thị cố khả dữ thù tạc, khả dữ hữu thần hĩ.

          显道神德行, 是故可与酬酢, 可与祐神矣

          (Kinh Dịch hiển xuất thần minh của thiên đạo cùng đức hạnh to lớn, cho nên ứng dụng nó có thể ứng đối các loại biến hoá, trợ giúp thần thiên hoàn thành công giáo hoá)

http://www.360doc.com/content/12/0308/23/8870387_192880896.shtml

          Và trong Hoài Nam Tử - Chủ thuật huấn 淮南子 - 主术训:

          Thương chước trở đậu thù tạc chi lễ, sở dĩ hiệu thiện dã.

          觞酌俎豆酬酢之礼, 所以效善也

          (Chế định ra tế tự, lễ tiết ứng thù là dùng để truyền đạt tình cảm vui mừng qua lại)

http://www.xinfajia.net/4815.html

Vợ chồng chén tạc chén thù

Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi

(“Truyện Kiều” 1835 – 1836)

Chén tạc chén thù: Chén thù là chén rượu chủ mời khách, chén tạc là chén khách mời chủ, ý nói hai người mời nhau uống rượu.

(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989)

Xét: Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, câu 1836 là:

Bắt nàng RÓT RƯỢU CHỰC HẦU ĐÔI nơi

(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960) 

                                                            Huỳnh Chương Hưng

                                                            Quy Nhơn 08/10/2020

Previous Post Next Post